- Các quy định về vệ sinh y tế tại Cảng, cửa khẩu Trung Quốc:
QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
2.2.1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam
- Trải qua 15 năm cố gắng, ngày 11/1/2001 Trung Quốc đã bước được vào cánh cửa lớn của sân chơi thương mại quốc tế WTO. Là nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông. Hai nước có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1350 km cùng nhiều cửa khẩu và đường mòn qua lại. Vì thế mỗi một biến động hay thay đổi của Trung Quốc đều có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
- Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ được hưởng những quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ mà WTO yêu cầu. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế- thương mại Việt- Trung. Song trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, chúng ta chỉ xem xét tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam trong quan hệ thương mại theo hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc bị ảnh hưởng như thế nào mà thôi. Về cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hiện có tới hơn 100 mặt hàng chính bao gồm: nguyên liệu (than đá, dầu thô, quặng sắt, cromit, dược liệu, cao su thiên nhiên, các loại tinh dầu…); lương thực, nông sản, động vật nuôi, thuỷ hải sản tươi sống, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Trong đó 3 mặt hàng chính là dầu thô, hải sản, hoa quả, cả ba mặt hàng này ngày càng tăng cả về khối lượng lẫn giá trị. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc gia nhập
WTO khả năng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng trên của Việt Nam là rất lớn. Bởi lẽ, khi đó Trung Quốc phải mở cửa thị trường nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong nước, giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống còn bình quân là 20% và sau 3 năm còn 14,5%. Trong bối cảnh này, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất do tăng được thị phần nông sản và nguyên liệu thô trên thị trường Trung Quốc. Như vậy, loại trừ những mặt tác động tiêu cực mà khi Trung Quốc gia nhập WTO đem đến cho Việt Nam thì sự kiện này còn mở ra một con đường mới, một hướng đi mới đầy triển vọng cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
- Tuy nhiên, Trung Quốc gia nhập cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Vì kể từ khi gia nhập WTO, các quy định về hàng hóa nhập khẩu nói chung của nước này ngày càng chặt chẽ hơn trước. Sau khi gia nhập WTO, việc quản lý chất lượng hàng hóa- dịch vụ của Trung Quốc đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO như các biện pháp vệ sinh an toàn hàng nông sản, thủy sản. Do đó, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước này phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn. Thêm vào đó, mức sống của người dân Trung Quốc ngày một nâng cao, kéo theo xu hướng tiêu dùng của họ thay đổi, thay vì dùng hàng hóa rẻ, chất lượng thấp, nay họ đã chuyển sang dùng các sản phẩm an toàn cao.
- Vậy thì đứng về phía Trung Quốc, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc có phải chịu một ảnh hưởng nào không? Nếu chỉ xét riêng đến hoạt động thương mại của hai nước thì ảnh hưởng đó là gì?