Các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 27 - 30)

chính sách xuất khẩu

Về cơ bản, nền kinh tế thế giới được định theo hai hướng:

+ Nền kinh tế hướng nội tự cung tự cấp với chiến lược thay thế nhập khẩu + Nền kinh tế chú trọng xuất khẩu đặc biệt là công nghiệp chế biến với chiến lược hướng về xuất khẩu

- Nền kinh tế theo hướng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu có mức thuế quan cao cùng với hàng rào thương mại khác và thường có tỷ giá hối đoái được định giá cao, lãi suất bị kiểm soát chặt chẽ. Điều đó, làm cho nền kinh tế nội địa có chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh của hàng hoá vì thế mà giảm đi, do đó ít có nhà xuất khẩu trong nội địa đạt tầm cỡ thế giới, đồng thời tạo ra một sự chênh lệch không có lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô. Bởi lẽ chi phí đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu cao nên sẽ không có nhiều các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp chế biến và một số hàng xuất khẩu khác mang lại lợi nhuận. Như vậy, theo mô hình này các nước đã tự đẩy mình vào một tình trạng khó khăn, nan giải, tựa hồ như là họ đang đóng cửa nền kinh tế của chính họ vậy. Nếu không theo được xu

hướng phát triển chung của thế giới hiện nay thì nền kinh tế của họ có nguy cơ trì trệ bởi những tác động của chiến lược này tới nến kinh tế:

+ Thứ nhất, chiến lược này thường đi kèm chủ nghĩa bảo hộ, điều đó gây ra hàng loạt các vấn đề bất lợi cho nền kinh tế vì chúng xuyên tạc giá cả, không phản ánh đúng cung- cầu thị trường. Kết quả là không tận dụng được lợi thế so sánh của mình mà lại đi vào sản xuất hàng hoá mang tính bất lợi nhiều hơn nếu nước mình đi nhập khẩu hàng hoá đó.

+ Thứ hai, các hàng rào bảo hộ trong nước sẽ làm cho sản xuất nội địa kém hiệu quả, nguồn lực bị lãng phí, triệt tiêu việc tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ mới từ bên ngoài.

+ Thứ ba, gây mất cân đối trong cán cân thương mại quốc gia.

- Nước có chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu: phần lớn các nước này đều chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đây là ngành tạo ra tốc độ tăng trưởng cho xuất khẩu. Chẳng hạn như Thái Lan năm 1978 chỉ bắt đầu với tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu là 25% nhưng sau 20 năm tỷ lệ ấy đã tăng lên gần 75%. Như vậy, các nước tăng trưởng này đã sử dụng hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến theo đà gia tăng để làm khu vực chủ đạo…Chiến lược hướng ngoại này sẽ đưa nền kinh tế theo hướng mở cửa nhiều hơn, thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, tạo khả năng sinh lời cao trong việc sản xuất hàng xuất khẩu. Tư tưởng chủ đạo của chiến lược này là lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho sản xuất trong nước, là cải tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là đặt quốc gia mình vào sân chơi toàn cầu đầy cạnh tranh để từ đó phát huy và tận dụng được hết lợi thế so sánh của nước mình. Chiến lược này tạo ra một nền kinh tế năng động với cơ cấu kinh tế mới và theo kịp xu thế tất yếu của thị trường.

- Một sự khác biệt rõ ràng của hai chính sách kinh tế của hai nhóm nước này là ở chỗ, các nước theo chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu cho

rằng những nước đang phát triển ban đầu nên sản xuất những loại hàng hoá đơn giản mà trước đây được nhập khẩu (giai đoạn 1), sau đó thay thế hàng nhập khẩu thông qua sản xuất trong nước với nhiều chủng loại với công nghệ tinh vi hơn (giai đoạn 2). Mục đích của các nước này là nhằm bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ trong nước dưới các công cụ thuế quan, phi thuế quan đối với những hàng hóa nhập khẩu. Trong khi dó, chiến lược hướng về xuất khẩu lại quan tâm tới lợi ích của mậu dịch tự do đối với tăng trưởng, tầm quan trọng của thị trường thế giới. Họ thấy rằng với chiến lược mở cửa của mình sẽ khuyến khích việc học hỏi tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những công ty nội địa buộc phải làm việc cật lực hơn nữa để duy trì được lợi nhuận và thị phần của mình khi họ phải dối mặt với hàng hoá nhập khẩu, đồng thời những công ty xuất khẩu cũng bắt buộc phải theo kịp công nghệ hiện đại để duy trì hoặc cải thiện vị trí của mình trên sân chơi thương mại quốc tế. Chiến lược này còn tạo ra khả năng tốt hơn trong việc kiểm soát rối loạn tiêu cực từ bên ngoài. Chiến lược hướng ngoại vì thế đã khắc phục được một số hạn chế của chiến lược thay thế hàng nhập khẩu ở một số điểm sau:

+ Thứ nhất, chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng xây dựng một nền kinh tế năng động

+ Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế

+ Thứ ba, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Từ đó là tăng khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước

Tuy nhiên chiến lược này cũng mang lại những nhược điểm nhất định như: + Chính phủ của nước có chiến lược hướng ngoại này sẽ ít có khả năng hành động theo ý mình hơn.

+ Các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do thị trường quốc tế cạnh tranh gay gắt với những đòi hỏi cao, khắt khe về chất lượng, quy định an toàn của sản phẩm...và đòi hỏi phải có hoạt động marketing mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn.

+ Rủi ro về kinh tế, chính trị, luật pháp, vận chuyển hàng hoá là không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w