Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 34 - 35)

* Việt Nam nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, định hướng phù hợp với xu thế thị trường là hướng ngoại mà trước hết là vào khu vực châu Á, kết hợp chặt chẽ với hướng nội nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đòi hỏi phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng của nền kinh tế. Đồng thời giữ tỷ lệ cơ cấu thị trường nhất định nhằm giữ được thế cân bằng của Việt Nam trên trường quốc tế.

* Là quốc gia mở cửa sau so với Thái Lan, Indonesia, nên Việt Nam cần học tập các kinh nghiệm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của nước mình ra thị trường thế giới. Tuy nhiên Việt Nam cần tìm ra được những chính sách, bước đi phù hợp với thực tiễn của Việt Nam để tránh sai lầm, áp dụng máy móc, cứng nhắc. Ta có thể rút ra một số bài học như sau:

- Từ phía chính phủ:

+ Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ra xuất khẩu là động lực chính để thực hiện CNH- HĐH đất nước. Chiến lược thay thế nhập khẩu có thể được sử dụng trong một số giai đoạn nhất định, để từ đó làm tiền đề cho xuất khẩu.

+ Tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiện thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

+ Cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của nhà nước một cách hợp lý nhưng phải phù hợp với quy định của WTO.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, xúc tiến tìm kiếm các thị trường chiến lược để đẩy nhanh tiến độ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo điều kiện cho việc thanh toán dễ dàng cho các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu

- Từ phía doanh nghiệp:

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác làm ăn. Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu thị trường, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và tạo ra cho hàng hoá Việt Nam một thương hiệu uy tín, vững chắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 34 - 35)