Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 31 - 38)

4. Bố cục đề tài

2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường

Tuy thị trường tiêu thụ hàng Dệt may Việt Nam là khá rộng nhưng nhìn chung, hàng Dệt may xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các thị trường khác chiếm tỷ trọng rất thấp.

Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may tới một số thị trường (Đơn Vị Triệu USD)

STT Thị trường 2006 (tr Năm USD) Năm 06 so với 05 (%) Tỷ trọng KN năm 2006 Năm 2007 (tr USD) Năm 07 so với 06 (%) Tỷ trọng KN năm 2007 1 Hoa Kỳ 3044,6 16,97 52,18 4464,8 46,65 57,39 2 EU 1243,8 37,46 21,32 1489,3 19,74 19,14 3 Nhật Bản 627,6 3,93 10,76 703,8 12,14 9,05 4 Đài Loan 181,4 -0,95 3,11 161,1 -11,18 2,07 5 Canada 97,3 20,23 1,67 135,5 39,25 1,74 6 Hàn Quốc 82,9 67,55 1,42 85,0 2,49 1,09 7 Nga 62,4 30,33 1,07 79,0 26,59 1,02 8 Mêhicô 000 54,5 0,70 9 Trung Quốc 29,7 265,92 0,51 43,1 45,17 0,55 10 Thổ Nhĩ Kỳ 5,7 134,99 0,10 37,8 563,80 0,49 11 Hồng Kông 31,1 148,75 0,53 36,6 17,60 0,47 12 UAE 27,4 351,44 0,47 28,5 4,15 0,37 13 Campuchia 18,5 564 0,32 28,5 54,15 0,37 14 Malaysia 33,7 37,78 0,58 25,3 -24,79 0,33 15 Singapore 19,1 285,40 0,33 24,2 26,40 0,31 16 Inđônêxia 17,4 1,04 0,30 24,8 42,40 0,32 17 ả Rập Xê út 18,1 166,95 0,31 27,2 49,91 0,35 18 Ôxtrâylia 23,7 -4,54 0,41 24,2 2,08 0,31 19 Ukraina 12,2 284,32 0,21 21,4 75,20 0,28 20 Thái Lan 10,7 367,75 0,18 16,4 53,24 0,21 21 Nam Phi 3,4 124,38 0,06 13,3 294,27 0,17 22 Thụy Sỹ 10,8 31,97 0,19 11,3 4,80 0,15

23 Philipine 6,4 373,29 0,11 11,2 76,14 0,14

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm năm 2006 ( Đơn vị: % )

Nguồn: Tinthuongmai.vn

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm năm 2007 ( Đơn vị: % )

Bảng 2.2 cho biết về số liệu thống kê về 23 thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng Dệt may Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD năm 2006 và 4,4 tỷ năm 2007. Thị trường chiếm tỷ trọng thấp nhất là Nam Phi (chỉ 0,06% năm 2006 và 0,17% năm 2007) và thị trường Phipine với 6,3 triệu USD bằng 0,21% so với kim ngạch xuất sang Hoa Kỳ (năm 2006) và hơn 11 triệu USD bằng 0,25% so với kim ngạch xuất sang Hoa Kỳ (năm 2007). Sau đây tác giả sẽ đi sâu phân tích một số thị trường xuất khẩu tiêu biểu của hàng Dệt may Việt Nam.

- Thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Năm 2000 – 2007 (Đơn vị triệu USD)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hoa Kỳ (1) 49,5 49,3 850 2480 2369 2602 3044, 6 4464,8 Toàn ngành (2) 1892 1975 2732 3609 4385 4862 5784 7780 Tỷ trọng (1)/ (2) (%) 2,62 2,50 31,11 68,71 54,02 53,52 52,18 57,39

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Hiệp định thương mại Việt -Hoa Kỳ được ký kết năm 2001 là dấu mốc quan trọng cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam, đóng gớp lớn cho sự tăng trưởng của cả ngành. Sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may vào Hoa Kỳ năm 2002 tăng lên gấp 20 lần so với cả năm 2001, đạt 850 triệu USD, chiếm 1/3 giá trị kim ngạch toàn ngành. Từ đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn giữ ở mức cao và ổn định luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch

xuất khẩu. Như vậy, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ và thị trường này có ảnh hưởng rõ nét nhất đến kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam. Biểu đồ 2.3 dưới đây xem xét mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ so với toàn ngành:

Biểu đồ 2.5. So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang Hoa Kỳ so với toàn ngành (2000 - 2007)

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

- Thị trường EU

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và luôn được coi là thị trường tiềm năng, truyền thống của hàng Dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng Dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537.1 triệu USD. Đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt

1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003. (Xem biểu đồ 2.6 )

Biểu đồ 2.6. Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may sang EU qua các năm 2003 - 2007 (Đơn vị triệu USD)

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Trong năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch Dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng Dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, hàng Dệt may Trung Quốc sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU hơn. Do hàng Dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh cao do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa, nên sẽ rất khó cho các đối thủ khác gia tăng thị phần trong đó có Việt Nam trên thị trường EU.

- Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hàng Dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch của ngành. Trước những rào cản từ thị trường Hoa Kỳ và EU thì Nhật Bản vẫn luôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các doanh nghiệp xuất

khẩu hàng Dệt may Việt Nam. Trong khi hàng Dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU tăng mạnh, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2006 chỉ tăng 3,93%, đạt 627 triệu USD. Năm 2007 kim nghạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 738 triệu USD tăng 12,14% so với năm 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu so với toàn ngành lại giảm từ 10,76% năm 2006 xuống còn 9,05% năm 2007. Từ năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam vừa phải đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU trong khi vẫn phải duy trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản. Hơn thế nữa, Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận về tiêu chí xuất xứ mặt hàng Dệt may với 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia, Bruney và Thái Lan) và các nước này đã được xóa bỏ thuế quan xuống 0%. Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA, là hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Có nghĩa là hàng dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.

Do đó, hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn vị áp thuế 10% gây nhiều bất lợi về năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật

- Các thị trường tiềm năng khác

Ngoài những thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật bản (chiếm tỷ trọng trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành ) thì các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường nhỏ hơn nhưng lại giàu tiềm năng như Arập Xê út, Singapore, Campuchia, Brazil, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Thái Lan…

Trên bảng 2.2 ta thấy điển hình là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi – là những thị trường khá xa lạ với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tỷ trọng

xuất khẩu chưa đầy 0,5% so với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tuy nhiên con số tăng trưởng trong hai năm lại rất ấn tượng. Kim ngạch năm 2006 đạt 5,6 triệu USD (đã tăng 135% so với năm 2005). Năm 2007 tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là 563% so với năm 2006. Do vậy, xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng này một mặt sẽ giúp ngành Dệt may gia tăng kim ngạch xuất khẩu, gia tăng lợi nhuận, mặt khác làm giảm thiểu rủi ro khi Việt Nam quá tập trung vào thị trường Hoa Kỳ và EU.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w