Những vấn đề còn tồn tại:

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (Trang 37 - 38)

Trong thời gian quan Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội đã hết sức quan tâm, luôn quan ra những giải pháp để đổi mới hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nguyên nhân có thể do chủ quan hay khách quan nhưng chúng vẫn gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ quá hạn

trung và dài hạn nói riêng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội tuy vẫn chưa ở mức báo động những sự gia tăng nhanh của các khoản nợ quá hạn so với sự gia tăng tổng dư nợ qua các năm 2002,2003,2004 thì đây cũng là một vấn đề cần quan tâm của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Về việc thu hồi nợ tuy ngân hàng đã tập trung rất nhiều công sức nhưng việc thu hồi nợ vẫn không đạt kết quả cao vì những đơn vị có nợ quá hạn rất khó khăn không có nguồn trả nợ,tài sảm thế chấp thì khó phát mại, gây nhiều thiệt hại đến cho ngân hàng.

- Về đội ngũ cán bộ tín dụng: Hầu hết cán bộ tín dụng của Ngân

hàng tuổi đời rất trẻ tuy có trình độ chuyên môn, tác phong nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhưng tuổi nghề còn trẻ nên kinh nghiệm thẩm định và xử lý các vấn đề phát sinh còn hạn chế. Số lượng cán bộ tín dụng con quá ít so với khối lượng công việc, theo thông kê thì mỗi cán bộ tín dụng trung bình

quản lý mức dư nợ xấp xỉ khoảng 100 tỷ đồng trên số lượng khoảng 20 đầu khách nên cán bộ tín dụng không có thời gian kiểm tra, nắm bắt thông tín đầy đủ về khách hàng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Về quy trình quy chế: Ngân hàng đã xây dựng được quy trình

riêng cho tín dụng trung và dài hạn gồm hai phần là: Lập tờ trình sơ bộ và Tờ trình thẩm định chi tiết. Tuy nhiên nếu có dự án vay vốn ít đều phải trải qua các bước thẩm định như vậy thì sẽ rất mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cuả ngân hàng.

- Về cơ cấu tổ chức thẩm định: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vẫn

chưa có phong/ban riêng để chuyên về thẩm định các dự án trung và dài hạn cho nên vì khối lượng công việc quá nhiều nên cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các nghiệp vụ. Do không có sự chuyên môn hóa trong công việc nên việc thẩm định các dự án còn sơ sài, thông tin thi thập cho công việc chưa đủ, chưc chính xác nên tạo nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w