ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (Trang 26 - 35)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

Ta sẽ phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Dư nợ tín dụng trung và dài hạn và tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ

Bảng 3: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 %03/02 %04/03 Tổng dư nợ(tr.đ) 708.230 1.075.582 1.510.408 151,87 140,43 Dư nợ T&DH(tr.đ) 150.853 319.448 474.268 211,76 148,46 Tỷ trọng dư nợ T&DH/Tổng nợ(%) 14,9 29,7 31,4 199 106

( Nguồn: báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Các số liệu ở bảng trên cho thấy, cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ qua các năm, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Nội cũng có sự tăng trưởng rất lớn, không những thế, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn giai đoạn 2002-2004 nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ, cụ thể là: nếu trong năm 2003, tổng dư nợ của Ngân hàng tăng 51,87% thì dư nợ trung và dài hạn tăng111,76%; tương tự trong năm 2004 tổng dư nợ tăng 40,43% so với năm 2003 thì dư nợ trung và dài hạn lại tăng 48,46%. Thực tế này đã khiến cho tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng tăng dần qua các năm, các con số cụ thể là: 14,9% trong năm 2002, 29,7% trong năm 2003 và đến năm 2004 tăng lên 31,4%.

Sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2002-2004 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó nó cho thấy rằng Ban lãnh đạo Ngân hàng đã và đang tin tưởng cũng như đồng thuận với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn, và để có được điều đó chắc chắn các khoản1 vay trung và dài hạn của Ngân hàng phải có chất lượng tốt, đảm bảo sự an toàn nhất định đối với Ngân hàng.

- Lãi cho vay thu từ tín dụng trung và dài hạn:

Bảng 4: lãi vay thu từ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Tổng thu nhập của NH(tr.đ) 25.600 41.240 60.150 Tổng thu lãi cho vay(tr.đ) 14.080 23.919 33.684 Lãi cho vay trung và dài hạn(tr.đ) 2.239 4.545 7.410 Lãi cho vay T&DH/Tổng thu

nhập(%)

8,7% 11% 12,3%

Lãi cho vay T&DH/Tổng lãi cho vay(%)

15,9% 19% 22%

( Nguồn: báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Bảng số liệu trên cho thấy thu lãi vay nói chung và thu lãi trung và dài hạn nói riêng của Ngân hàng có sự tăng trưởng rất tốt qua các năm. Nếu như năm 2002 tổng thu lãi cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chỉ đạt 2.239 triệu đồng thì một năm sau đó đã đạt 4.545 triệu đồng- tăng trên 100%. Và đến năm 2004, con số này đã là 7.410 triệu đồng, tăng 63% so với năm 2003 và tăng 231% so với năm 2002.

Những kết quả đáng khích lệ như đã phân tích ở trên bắt nguồn từ nguyên nhân chính là sự tăng trưởng mạnh của dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong ba năm liên tục. Đồng thời những kết quả này cũng cho thấy tín dụng trung và dài hạn ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, qua đó phần nào chứng tỏ chất lượng và lượng của tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ngày càng được cải thiện.

- Tỷ lệ nợ gia hạn trên tổng số dư nợ tín dụng trung và dài hạn:

Bảng 5: Tình hình gia hạn nợ và tỷ lệ gia hạn nợ trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

DNNN DNNQD DNNN DNNQD DNNN DNNQD Tổng dư nợ T&DH(tr.đ) 51.505 99.348 67.084 252.364 71140 403128 Nợ gia hạn T&DH(tr.đ) 2.781 1.888 3.748 5.275 3.975 9.450 Dưới 180 ngày(tr.đ) 2.051 1.360 2.700 4.325 2.860 7.140 Từ 181 - 360 ngày(tr.đ) 530 528 768 950 700 2.010 Trên 360 ngày(tr.đ) 200 0 380 0 415 300 Tỷ lệ nợ gia hạn(%) 5,4 1,9 5,6 2,1 5,6 2,34

( Nguồn: Báo cáo cho vay tại NHTMCP Nhà Hà Nội)

Với khối khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, do dư nợ trung và dài hạn và số dư nợ bị tăng khá đều nhau nên tỷ lệ gia hạn nợ của khối này không có sự biến động lớn, giao động từ 5,4 đến 5,6% trong giai đoạn 2002-2004. Như vậy có thể khẳng định chất lượng tín dụng trung và dài hạn( xét trên

phần dư nợ gia hạn) của khối doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội không những không được cải thiện mà còn có dấu hiệu tăng lên. Tỷ lệ gia hạn này cũng không đạt chỉ tiêu mà Ngân hàng đề ra là dưới 5%

Với khối khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ nợ gia tăng từ 1,9% trong năm 2002 lên 2,1% trong năm 2003 và đến năm 2004 con số này đã là 2,34%, điều này cho thấy tốc độ tăng của phần dư nợ bị gia hạn nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của dư nợ trung và dài hạn. Mặc dù tỷ lệ gia hnạ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là dưới 5%- đạt mục tiêu đề ra nhưng vấn đề nằm ở chỗ, chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng đang có lại xu hướng giảm xuống.

Tóm lại, nhìn tổng thể thì chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội xét theo số dư nợ gia hạn trong giai đoạn 2002-2004 không thật sự khả quan, tỷ lệ nợ bị gia hạn không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên đặc biệt ở khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng 6: Tình hình quá hạn nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 DNNN DNNQD DNNN DNNQD DNNN DNNQD Tổng dư nợ trung &DH(tr.đ) 51505 99.348 67.084 252.364 71.140 403.128 Nợ quá hạn T&DH(tr.đ) 712 1.192 1.006 3.275 996 6.450 Dưới 180 ngày(tr.đ) 623 975 724 2.711 996 5.125 Từ 181 đến 360 ngày (tr.đ) 73 217 230 564 0 786 Trên 360 ngày(tr.đ) 25 0 52 0 0 541 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 1,4 1,2 1,5 1,3 1,4 1,6

( Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2002, nợ quá hạn của khối doanh nghiệp Nhà nước là 721 triệu đồng, của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.192 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng lần lượt là 1,4% và 1,2%. Trong năm 2003, nợ quá hạn của khối doanh nghiệp Nhà nước là 1.006 triệu đồng, của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 3.275 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng lần lượt là 996 và 6.450 đối với số tuyệt đối là 1,4% và 1,6% đối với số tương đối. Như vậy nhìn một cách tổng thể có thể thấy rằng: trong giai đoạn 2002-2004, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn của khối doanh nghiệp nhà nước dao động ổn định từ 1,4 đến 1,5% mỗi năm thì tỷ lệ nợ quá hạn của khối doanh nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng lên một cách đều đặn, từ 1,2% trong năm 2002, 1,3% trong năm 2003 và 1,6% trong năm 2004. Đây là thực tế rất đáng lưu tâm vì ta biết rằng trong cơ cấu dư nợ trong và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, dư nợ của

khối khách hàng ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ từ 80-90%. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ nợ quá hạn của khối khách hàng nhà nước giảm xuống 0,1% và tỷ lệ quá hạn của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 0,3% thì tức là số dư nợ quá hạn tuyệt đối sẽ tăng lên một lượng rất lớn.

- Số lượng khách hàng vay trung và dài hạn:

Bảng 7: Số lượng khách hàng vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

DNNN DNNQD DNNN DNNQD DNNN DNNQD Số lượng khách hàng(doanh nghiệp) 8 25 10 42 11 51 Tổng dư nợ T&DH(tr.đ) 51.505 99.348 67.084 252.364 71.140 403.128 Mức dư nợ tín dụng T&DH bình quân trên một khách hàng(tỷ đ) 6.438 3.974 6.708 6.008 6.467 7.904

( Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Số liệu ở bảng trên cho thấy đến năm 2004 Ngân hàng đã có 62 khách hàng doanh nghiệp vay trung và dài hạn, tăng 29 khách hàng so với năm 2002 và 10 khách hàng so với năm 2003. Số lượng này so với các Ngân hàng quốc doanh tuy không lớn nhưng với một Ngân hàng cổ phần có quy mô trung bình như Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội thì nó cho ta thấy quy mô khách hàng vay trung và dài hạn của Ngân hàng có sự phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là so với năm 2002 và năm 2003, trong năm 2004 mức dư nợ tín dụng trung và dài hạn bình quân trên một khách hàng doanh nghiệp

ngoài quốc doanh của Ngân hàng tăng lên khá nhanh, từ 3.974 triệu đồng trong năm 2002 tăng lên 6.008 triệu đồng trong năm 2003 và đến năm 2004, con số đó đã là 7.904 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có những khoản tài trợ vốn lớn hơn cho một đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh và như vậy xét trên khía cạnh phân tán rủi ro thì điều này không phải là một tín hiệu mừng vì mọi người đều biết rằng quy mô của doanh nghiệp ngoài quốc doanh của nước ta không lớn, do vậy việc đầu tư vốn trung và dài hạn lớn cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng hàng ngoài quốc doanh sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho Ngân hàng.

Cũng giống như hầu hết các Ngân hàng TMCP khác ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội luôn xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các đơn vị ngoài quốc doanh. Thực tế cho thấy Ngân hàng đã và đang đi đúng hướng này.

Bảng 8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2002-2004

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Tuyệt đối(tr.đ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối(tr.đ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối(tr.đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ 708.230 100 1.075.582 100 1.510.408 100 DNNN 126.893 23 225.872 21 226.561 15 Công ty TNHH,CP 474.514 67 699.125 65 891.141 59 DN có vốn đầu tư NN 0 0 0 0 166.145 11 Cá nhân 70.823 10 150.585 14 226.561 15

( Nguồn: báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Bảng số liệu trên cho ta thấy khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ của toàn ngân hàng, đặc biệt các công ty TNHH và công ty cổ phần chiếm 60% đến 67% tổng dư nợ. Dư nợ của khối DNNN tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giảm dần qua các năm(235 năm 2002 giảm xuống còn 21% năm 2003 và tới năm 2004 chỉ

còn 15%) do hai nguyên nhân:thứ nhất là một số DNNN đã thực hiện cổ phần hóa nên mặc dù vẫn có dư nợ tại Ngân hàng nhưng được xếp vào khối ngoài quốc doanh; thứ hai là các DNNN có quy mô nhỏ và thuộc danh sách chuẩn bị cổ phần hóa hầu hết hoạt động không hiệu quả, thường trả nợ vay không đúng hạn nên sau một thời gian quan hệ Ngân hàng quyết định không tiếp tục tài trợ. Trong khi đó các DNNN có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả như Tổng công ty 90 và đặc biệt các tổng công ty 91 có nhu cầu tín dụng lớn ( hàng nghìn tỷ đồng) thi thường vay vốn tại các ngân hàng quốc doanh có mức vốn điều lệ lớn, các ngân hàng cổ phần nhỏ như Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội rất kho tiếp cận được với những đơn vị này, mà nếu có tiếp cận được thì cũng không có mức vốn điều lệ cho phép để tiến hành tài trợ mà việc tiến hành vay hợp vốn tại nhiều ngân hàng nhỏ khác nhau là rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Trong những năm gần đây theo số liệu thống kê Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, số lượng các doanh nghiệp mới thành lập được Ngân hàng tài trợ vốn trung và dài hạn ngày càng nhiều, cụ thể:

Bảng 9: Số lượng doanh nghiệp mới thành lập được tài trợ vốn

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w