Chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP) (Trang 82 - 84)

TY CP XNK TẠP PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.Mục tiêu chiến lược và định hướng chung

3.2.10. Chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, nó đem lại rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp vì hàng hoá được lưu thông tự do gặp ít trở ngại. Tuy nhiên do tác động của qui luật cạnh tranh thị trường, hội nhập kinh tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong điều kiện nước ta hội nhập AFTA và chuẩn bị tham gia vào WTO, Công ty cũng phải nghiên cứu tác động của quá trình này đến hoạt động kinh doanh của Công ty đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Ban giám đốc cần xem xét thời cơ và thách thức, những cơ hội và khó khăn do hội nhập kinh tế mang lại trên cơ sở đó hoạch định chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện mới, phát huy được sức mạnh nội lực, tận dụng có hiệu quả nguồn vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vậ lực để đạt được kết quả nhất khi hội nhập kinh tế diễn ra. Bên cạnh đó, Công ty cần nghiên cứu kỹ các biện hiệp định thương mại của Nhà nước đã được ký kết để phân tích những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành mở rộng thị trường quốc tế.

3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan hữu quan

3.3.1.Xây dựng chính sách ngoại thương toàn diện và nhất quán hơn

-Hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia (trước hết là các luật liên quan đến hoạt động ngoại thương) theo hướng đầy đủ đồng bộ và nhất quán nhằm tạo thuận

lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; rà soát lại các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ làm sao để phạm vi điều chỉnh luật của Việt Nam phù hợp với cá quy định của WTO, các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế.

-Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà, ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp.

3.3.2.Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

-Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhà nước cần sớm xây dựng các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh doanh với từng nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nước, từng nhóm nước. Bộ chủ quản cần phối hợp với các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố để tháo gỡ những khó khăn ách tắc trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm góp phần tạo ra môi trường thật sự thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả.

-Hoàn thiện chức năng quản lí của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hương đơn giản hóa các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và quản lí tốt hoạt động xuất nhập khẩu. Muốn vậy phải giảm dần số lượng mặt hàng theo danh mục quản lí chuyên ngành và phải thông báo rõ hàng nào thuộc ngành nào, bộ nào quản lí. Tăng đối tượng và số tiền thương theo quỹ xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu.

-Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lí hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh giảm đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm hco từng cán bộ quản lí, có hình thức thưởng phạt thích đang để xóa bỏ nhưng tiêu cực trong xuất nhập khẩu. Khẩn trương thành lập và đưa vào hoạt động Cục xúc tiến thương mại

-Điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhâp khẩu thông qua việc áp dụng đa dạng các công cụ và biện pháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng, mềm dẻo và tạo điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Song song với việc đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và đối tác, cần phải đa dạng hóa các công cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, phối hợp có hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các loại hình doanh nghiệp. Nhà nước cần thực hiện tốt việc quản lý gián tiếp, quản lý bằng các công cụ khuyến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xử lí hài hóa các mối quan hệ và các mâu thuẫn phát sinh theo hướng tạo điều kiện cho kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước cần làm tốt chức năng quản lý giám sát doanh nghiệp, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w