vào việc cải thiện cán cân thanh toán.
xã hội của mình đều có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Để thực hiện được yêu cầu nhập khẩu, cần có ngoại tệ thanh toán và nguồn ngoại tệ đó chỉ có thể có được thông qua hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, dự trữ ngoại tệ rất eo hẹp, hoạt động xuất khẩu càng trở nên quan trọng; trong những giai đoạn nhất định còn phải chấp nhận nhập siêu.
Xuất khẩu tạo ngoại tệ để nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu là rất lớn, cho nên rất cần đẩy mạnh xuất khẩu để có nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu và để cải thiện cán cân thanh toán, khắc phục từng bước nhập siêu( mặc dù hiện nay, việc nhập siêu là tất yếu). Đẩy mạnh XK sẽ tạo thế vững chắc cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
1.5.1.3.Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động.
Việt Nam là một nước có dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hơn 80 triệu người. Hàng năm, số người trong độ tuổi lao động được bổ sung khoảng 1,5-2 triệu người. Hơn nữa, số dân làm việc trong ngành nông nghiệp của nước ta là trên 70% nên còn phải tính đến số người thất nghiệp theo mùa vụ. Thực tế cho thấy vấn đề thất nghiệp là một vấn đề nan giải mà Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần phải giải quyết.
Thông qua xuất khẩu, quy mô của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được mở rộng, có thêm nhiều ngành nghề mới từ đó thu hút nhiều lao động.
Xuất khẩu phát triển là tiền đề cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác như du lịch, xuất khẩu sức lao động, tạo điều kiện đưa lực lượng lao động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng giải quyết tình