1. 3 Chỉ tiêu kết quả
2.2.4 Tình hình trục lợi BHVC Xe ôtô tại ABIC
Cùng với sự lớn mạnh của thị trường bảo hiểm, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô ngày càng tăng. Bên cạnh những người thực sự muốn tham gia bảo hiểm để bảo vệ, ổn định cuộc sống của mình khi không may gặp phải rủi ro tai nạn, thì đã xuất hiện không ít khách hàng lợi dụng bảo hiểm để chiếm đoạt một số tiền bất hợp pháp từ phía Công ty bảo hiểm. Đó chính là hành vi trục lợi bảo hiểm. Có thể nói trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô là hành vi khá phổ biến mà tất cả các Công ty bảo hiểm nói chung và ABIC nói riêng hiện nay đang phải đối mặt. Các hình thức trục lợi cũng ngày một tinh vi phức tạp hơn. Nhưng trong thời gian qua, với sự nỗ lực của mình, ABIC đã phát hiện được khá nhiều trường hợp gian lận trục lợi, ta có thể xem xét qua bảng kết quả sau:
Bảng 5: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm có xu hướng Chỉ tiêu/quý Đơn vị 2007 2008 2009 1. Số vụ tai nạn phát sinh Vụ 784 1024 1040 2. Số vụ đã bồi thường Vụ 760 960 1000 3Số vụ trục lợi bị phát hiện Vụ 24 64 40 4.Số tiền từ chối bồi thường Triệu 102 900 1680 5. Số tiền bồi thường Triệu 1236 11600 16400
bảo hiểm vật chất xe ô tô được thực hiện ngày càng tốt hơn, trình độ chuyên môn của giám định viên cũng cao hơn nên đã phát hiện ra được nhiều vụ gian lận trục lợi của khách hàng.
Hành vi trục lợi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bồi thường. Từ năm 2007 đến năm 2009, số tiền mà ABIC từ chối bồi thường ngày càng tăng, đó là do Công ty phát hiện được ra các vụ gian lận đòi bồi thường với số tiền lớn. Tỷ lệ số tiền từ chối bồi thường so với số tiền bồi thường tăng từ 8,25% đến 10,24%, đây là những con số rất có ý nghĩa, nó chứng tỏ công tác giám định bồi thường của ABIC đã ngày càng được nâng cao về chất lượng. Số tiền bồi thường mà ABIC tiết kiệm được do từ chối các vụ gian lận ngày càng lớn: Năm 2007 tiết kiệm đựơc 102 triệu, khoản tiền tiết kiệm này liên tục tăng, năm 2008 tiết kiệm được 900 triệu đồng và năm 2009 tiết kiệm được 1680 triệu đồng.
Tuy nhiên, số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm vẫn ngày càng tăng. Điều này cho thấy hành vi trục lợi ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, trình độ cán bộ giám định còn hạn chế vì vậy cán bộ giám định cũng khó phát hiện được hết các hành vi trục lợi này. Một nguyên nhân khác là do lực lượng cán bộ giám định còn mỏng nên có những vụ tai nạn ở xa trung tâm Hà Nội cán bộ giám định của ABIC không thể trực tiếp giám định mà phải thuê giám định viên của bảo hiểm tỉnh bạn, điều này ảnh hưởng tới chất lượng giám định: vì chỉ là giám định hộ nên nhiều khi việc giám định được tiến hành rất sơ sài, không đảm bảo tính cẩn trọng và chính xác nên đã tạo cơ hội để cho chủ xe thực hiện ý đồ gian lận của mình. Ngoài ra, chất lượng của khâu khai thác cũng ảnh hưởng tới hành vi trục lợi của khách hàng: Công ty bán sản phẩm bảo hiểm của mình thông qua các đại lý nên có trường hợp đại lý không trung thực tiếp tay cho chủ xe thực hiện hành vi gian lận, làm công tác phát hiện gian lận ngày càng khó khăn.
Qua thống kê thì các hình thức mà khách hàng thường dùng để trục lợi bảo hiểm tại ABIC đó là: hợp lý hoá ngày giờ xảy ra tai nạn và hiệu lực bảo hiểm; thay đổi tình tiết các vụ tai nạn; lập hồ sơ hiện trường giả và khai tăng số tiền tổn thất; cố ý gây tai nạn...
Có rất nhiều biểu hiện của hành vi trục lợi bảo hiểm, sau đây là những biểu hiện gian lận đã xảy ra ABIC và được các cán bộ giám định tổng hợp lại:
- Tai nạn xảy ra trong vòng 1 tháng kể từ ngày hết hạn hoặc có hiệu lực bảo hiểm.
- Tai nạn xảy ra, giải quyết xong chủ xe mới thông báo cho Công ty biết. - Tai nạn xảy ra ban đêm, hoang vắng, không có người chứng kiến hoặc dân xung quanh.
- Xe của chủ xe có nhiều xe chưa tham gia bảo hiểm thân xe, xe đăng ký từ tỉnh khác đến yêu cầu bảo hiểm thân xe với giá trị cao.
- Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe nhưng không mang theo xe, không có giấy chứng nhận bảo hiểm cũ hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cũ không tham gia bảo hiểm vật chất xe.
- Hồ sơ tai nạn có hiện tượng tẩy xoá ngày tai nạn, ngày hiệu lực của bằng lái, giấy phép lưu hành, giấy phép lái xe, nguyên nhân tai nạn, tổn thất,...
- Trong hồ sơ tai nạn, có nghi hoặc có biểu hiện xe thứ ba liên quan nhưng không để lại việc giải quyết liên quan, không để lại địa chỉ của xe khác.
- Xe bị thiệt hại nặng hoặc toàn bộ, tham gia bảo hiểm cao hơn giá trị thực tế trên thị trường.
- Xe bị thiệt hại nặng (cháy, đổ xe xuống vực) nhưng người lái xe không bị thương.
- Chủ xe đề nghị người bán bảo hiểm của Công ty ghi giúp họ lùi ngày cấp ấn chỉ.
Như vậy, để có thể ngăn chặn được tình trạng trục lợi này đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên Công ty, đặc biệt là những cán bộ làm công tác khai thác, giám định.
2.2.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh đạt được của sản phẩm BHVC Xe ô tô
Mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng là mở rộng thị phần của doanh nghiệp, tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận. Doanh thu phí bảo hiểm có một ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ nói riêng. Doanh thu lớn chứng tỏ lượng khách hàng lớn, đảm bảo nguyên tắc số lớn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và là cơ sở để san sẻ rủi ro có hiệu quả trong cộng đồng người tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy, doanh thu là một chỉ tiêu để đánh giá uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó trực tiếp là khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả của sản phẩm bảo hiểm (phí bảo hiểm).
Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá được toàn diện hoạt động kinh doanh của mình, thấy được những điểm mạnh, những tồn tại cần khắc phục, thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai…Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu kinh doanh, chiến lược phát triển phù hợp với khả năng doanh nghiệp trong tương lai.
Lợi nhuận chính là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp.
Ta thấy, doanh thu càng tăng trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận càng tăng, như vậy việc tăng khối lượng sản phẩm bán ra ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô lợi nhuận. Bên cạnh đó giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông thường là phương hướng tăng lợi nhuận được các doanh
nghiệp bảo hiểm chú trọng. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, khoản chi phí lớn nhất là khoản chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khoản chi này khó ước lượng trước được và chỉ biết được chính xác khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và nó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tần suất xảy ra sự kiện bảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm hoặc cam kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Như vậy khoản chi phí này được xác định sau khi doanh nghiệp bảo hiểm xác định được doanh thu. Điều này hoàn toàn khác so với các doanh nghiệp sản xuất, để giảm khoản chi này, các doanh nghiệp bảo hiểm nên chú trọng tới công tác đánh giá rủi ro để từ đó phối hợp với khách hàng thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Tại Công ty ABIC, doanh thu chủ yếu là từ doanh thu phí bảo hiểm. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tại Phòng Phi Hàng Hải, hai chi phí chủ yếu cho nghiệp vụ là chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và chi phí bán hàng. Các chi phí cụ thể trong mục chi phí trực tiếp kinh doanh Bảo hiểm được tính theo tỷ lệ trên doanh thu của sản phẩm này. Theo số liệu doanh thu của Phòng Phi Hàng Hải qua các năm, thì chi phí cho nghiệp vụ này được phân bổ riêng theo các bảng sau:
Bảng 6:Chi phí hoạt động kinh doanh cho Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC (Từ 2007- 2009).
Năm
C.tiêu 2007 2008 2009
- Doanh thu 2400 32000 93000
1. Chi phí bán hàng 40 620 1890
2.Tổng chi phí trực tiếp kinh doanh 1824 19536 74324
2.1Chi đánh giá rủi ro 48 640 1860
2.2 Chi hoa hồng 480 6400 18600
2.3 Chi đề phòng hạn chế tổn thất 36 576 1864
2.4 Chi giám định, bồi thường 1260 11920 52000
Tổng chi phí kinh doanh(=(1)+(2)) 1864 20156 76214 (Nguồn: Phòng Phi Hàng Hải)
Qua bảng số liệu trên, có thể có một số nhận xét sau:
- Tổng chi phí kinh doanh chiếm tỉ lệ khá lớn trên doanh thu và tăng dần qua các năm, năm 2007 chiếm tỉ lệ 77,67%, năm 2008 chiếm 62,98%, và năm 2009 chiếm 81,95%.
- Khoản chi chủ yếu vẫn là chi giám đinh bồi thường. Năm 2007 chiếm 69%, năm 2008 chiếm 61%, năm 2009 chiếm 70% trên chi phí trực tiếp kinh doanh Bảo hiểm.
Để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường sử dụng kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì trong đó chứa bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta có bảng tính lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận theo bảng sau:
Bảng 7: Lợi nhuận nghiệp vụ Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC (Từ 2007- 2009)
(Đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: phòng Phi Hàng Hải)
Theo bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thu được qua các năm tăng dần từ 536 triệu đồng lên 16.786 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu lại tỷ lệ thuận với tốc độ tăng chi phí, nghĩa là doanh thu phí bảo hiểm tăng kéo theo chi phí tạo ra doanh thu đó cũng tăng, biểu hiện là tỉ suất lợi nhuận giảm qua các năm: Năm 2007 trong 100 đồng doanh thu có 22,33 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2009 trong 100 đồng doanh thu chỉ có 18,05 đồng lợi nhuận. Điều này là một dấu hiệu chứng tỏ hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả. Tỉ suất lợi nhuận chưa cao ở đây có thể chủ yếu do tổng chi phí cao mà cụ thể là:
Thứ nhất: Doanh thu tăng do ký kết được các hợp đồng có doanh thu phí lớn, kéo theo đó là những khách hàng kỹ tính, nên cần nhiều thời gian và tiền bạc để có thể ký kết hợp đồng và thu phí.
Thứ hai: Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, làm cho việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Năm
C.tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu phí bảo hiểm 2.400 32.000 93.000
Tổng chi phí KD 1.864 20.156 76.214
Lợi nhuận tạm tính 536 11.844 16.786
Thứ ba: Khả năng quản lý về chi phí hoạt động của nghiệp vụ còn thấp, đôi khi chưa được quan tâm đúng mức, bản thân các cán bộ thực hiện chưa có ý thức tiết kiệm chi phí.
Trong thời gian tới Công ty nên tìm những biện pháp để tăng lợi nhuận cho sản phẩm bảo hiểm.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM ABIC 3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ABIC trong thời gian tới.
3.1.1.Đánh giá tình hình cho kì kinh doanh 2010 :
* Thuận lợi :
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển thời kì hậu khủng hoảng, các doanh nghiệp bắt đầu củng cố và mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế do đó nhu cầu vay vốn qua ngân hàng nông nghiệp ngày càng tăng.
- Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cho nền kinh tế đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách ‘Tam nông’ do Đảng và Nhà nước giao.
- Ngân hàng Nông nghiệp và phần lớn chi nhánh các cấp trong hệ thống đều ủng hộ và tạo điều kiện cho hoạt động của công ty.
- Mô hình kênh phân phối Bancassurance giữa Ngân hàng Nông nghiệp và ABIC đang thử nghiệm đã có những thành công bước đầu về mối liên kết và hiệu quả hoạt động, qua hệ thống kên phân phối này có thể triển khai bán chéo các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp.
- Tập đoàn Swiss Re được lựa chọn là đối tác với ABIC để phát triển sản phẩm đặc thù phù hợp với thị trường khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp.
* Khó khăn :
- Khung pháp lý còn chưa có những qui định cụ thể và phát triển kênh phân phối liên kết giữa Ngân hàng với Bảo hiểm, vẫn chỉ là một đại lý Bảo hiểm
qui định về tài chính cũng bị ảnh hưởn và hạn chế bởi các qui định pháp lí chung.
- Chất lượng hoạt động của ABIC do còn hạn chế nên gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Cơ chế thù lao khen thưởng đối với nhân viên Ngân hàng làm đại lý trong mô hình kênh phân phối chưa khuyến khích động viên Đại lý nâng cao năng suất và hiệu quả khai thác Bảo hiểm.
- Chưa có giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt đông quản lý trong mô hình phân phối.
3.2 Cơ hội và thách thức tác động tới nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC trong thời gian tới. tại ABIC trong thời gian tới.
3.2.1 Cơ hội
ABIC là một Công ty cổ phần trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với gần 50% vốn góp do đó được kế thừa và phát huy những thế mạnh vốn có của Ngân hàng. Nhờ có uy tín và hệ thống kênh phân phối đa dạng của Ngân hàng Nông Nghiệp mà hiện nay thương hiệu của ABIC đã dần được khẳng định trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Thị phần của ABIC đang dần được cải thiện.ABIC đã xây dựng được mạng lưới gồm 8 chi nhánh. Nhờ vậy, Bảo hiểm Vật chất xe ô tô cũng có điều kiện để phát triển.
-Là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, khi trên thị trường đã có các doanh nghiệp khác thực hiện triển khai nghiệp vụ này, cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên cực kì nhiệt tình công ty Bảo hiểm ABIC có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, học hỏi rút kinh nghiệm từ các Công ty triển khai trước, từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm này trên thị trường.
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển: Việt Nam với dân số trên 80 triệu dân, kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty bảo hiểm trong đó có ABIC.