Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN

Một phần của tài liệu - Quản lý chi NSNN - Những giải pháp trong thời kỳ hội nhập (Trang 68 - 72)

Từ đầu năm 2006, một hệ thống kế toán máy tính có tên gọi là Hệ thống thông tin quản lý kho bạc và ngân sách (TABMIS) được chính thức triển khai từng bước trong các đơn vị sử dụng NSNN. Đây là hệ thống được xây dựng và lắp đặt trong khuôn khổ của của phần một Dự án Cải cách quản lý tài chính công (PFMRP) và là phần cốt lõi của Hệ thống thông tin quản lý tài chính thích hợp (IFMIS).

TABMIS được ứng dụng nhằm cung cấp một bức tranh đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình sử dụng ngân sách Nhà nước ở bất kỳ thời điểm nào. Theo Ban quản lý Dự án cải cách quản lý tài chính công (PFMRP), để TABMIS được ứng dụng rộng rãi

sẽ phải mất 4 năm nữa cho các công đoạn như viết phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực...

Như vậy giai đoạn đầu của TABMIS được tiến hành trong ba năm, toàn bộ các

đơn vị sử dụng NSNN tạm thời chưa kết nối vào TABMIS (trừ một số đơn vị được kết nối có tính chất thí điểm). Sau khi Bộ Tài chính làm chủ được hệ thống trong giai đoạn này thì sẽ xây dựng kế hoạch triển khai mở rộng dần đến các đơn vị sử dụng NSNN trong toàn quốc. Việc cho các đơn vị sử dụng NSNN được kết nối vào TABMIS sẽ thông qua 2 hình thức. Kết nối trực tiếp bằng các tên truy cập và mật khẩu được đăng ký hợp pháp. Hình thức thứ hai là kết nối gián tiếp thông qua cổng giao diện.

Giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ bao gồm việc kết hợp những cải cách và cải tiến chủ yếu trong quản lý tài chính vào chức năng hiện tại. Điều này sẽ bao gồm cả việc quản lý sổ cái tổng hợp và một tài khoản kho bạc thống nhất. Trong giai đoạn hai TABMIS cũng sẽ được triển khai diện rộng tới tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện ban đầu, các cơ quan tài chính sẽ lo toàn bộ việc nhập và xử lý dữ liệu dựa trên thông tin được cung cấp bởi các đơn vị sử dụng ngân sách. Và mục tiêu hướng đến là cung cấp sự hỗ trợ về thông tin quản lý cốt yếu cho các cơ quan Tài chính, cũng như cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Đặc biệt, các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc các Bộ, ngành Trung ương, các chính quyền/UBND

địa phương và các DNNN.

Như vậy, có thể nói việc triển khai và tận dụng được những ưu điểm của TABMIS nói riêng hay tăng cường tận dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động ngân sách nói chung là vấn đề đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng, triển khai và đảm bảo tiến độ thực hiện sẽ cần được thực hiện qua một chương trình hành động khoa học để mang lại hiệu quả như mong đợi. Và sự thành công trong việc áp dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện và có hệ thống sẽ nâng cao tính tiện ích, hiệu quả trong việc tổ chức, quản lý NSNN cũng như sẽ tạo tiền đề tốt cho chúng ta trong việc ngày càng mở rộng những nghiên cứu và ứng dụng tiên tiến phục vụ quá trình phát triển và đổi mới toàn diện.

Kết luận chương 3

Hiện nay, các tổ chức trên thế giới và khu vực như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Phát triển Liên Hiệp quốc, Ngân hàng Phát triển Châu á…. cũng như Chính phủ một số nước đều có những chương trình, dự án hay tư vấn với tính chất hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề cải cách khu vực tài chính công nói chung. Nhà nước ta cũng đã xác định những mục tiêu và nhiệm vụ cần hướng đến trong thời gian tới. Đối với Học viên, đây thực sự là một lĩnh vực mà Học viên rất tâm huyết, hy vọng những

giải pháp trên đây có thể thể hiện được sự quan tâm đó cũng như những gì mà Học viên đã đúc kết được trong quá trình nghiên cứu Đề tài.

Kết luận

Với tình hình hiện nay, sau gần 11 năm nỗ lực, chúng ta đã đạt được thành công trong việc gia nhập WTO, Việt Nam được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu này vào ngày 11/01/2007 vừa qua. Việt Nam cũng

đã ký thỏa thuận thực hiện nhiều cam kết song phương và đa phương trong quá trình

hội nhập, đó là các cam kết về minh bạch hóa, về việc mở cửa thị trường đối với hầu hết các lĩnh vực

Như vậy, để mang lại những thành công to lớn, điều này cần có sự cố gắng nỗ lực của chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực, việc thực hiện chính sách minh bạch hóa là một trong số đó. Đồng thời, chúng ta cũng cần có nhiều cải cách, việc cải cách hiệu quả vấn đề quản lý tài chính Nhà

nước nói chung hay quản lý chi Ngân sách Nhà nước nói riêng có thể nói cũng là một trong những thước đo để đánh giá những bước đổi mới của Việt Nam trong thời kỳ mới. Từ đó, hướng đến việc đáp ứng được những mong mỏi của Nhà nước, của toàn dân, và cũng khẳng định về quyết tâm đổi mới của chúng ta, nâng cao diện mạo của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tài liệu tham khảo

1. GS.TS Nguyễn Thị Cành (2006), Tài chính Công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

2. PGS.TS Vũ Văn Hiền, TS. Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam - tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. TS Vũ Minh Khương, Đột phá từ triết lý phát triển, www.vnn.vn

4. GS.TS Đỗ Hoài Nam (2004), Một số vấn đề về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, TP.HCM.

5. GS.TS. Hồ Xuân Phương; PGS.TS. Lê Văn ái (2000), Quản lý Tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. PGS.TS. Sử Đình Thành (2006), Lý thuyết Tài chính Công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

7. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005), Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập, Nhà

xuất bản Thống Kê.

8. Số liệu về Ngân sách Nhà nước, về tốc độ tăng trường kinh tế, về chỉ số phát triển con người trên các trang web của Bộ Tài chính www.mof.gov.v n ; trang web của Tổng Cục thống kê www.gso . gov . v n ; trang web Bộ Kế hoạch Đầu tư

www.mpi . gov.vn và các trang www.imf.or g ; www.w i ki p edia.or g .

9. Số liệu về kết quả kiểm toán ngân sách trên các trang web www.cpv.org.vn;

w

w w.caicachh a nh c hinh.gov.v n ; www . mof.g o v.v n ; www . kiemtoan. c om.v n .

10. Báo cáo phát triển Việt Nam 2005, Quản lý để phát triển 2007 trên trang web

Một phần của tài liệu - Quản lý chi NSNN - Những giải pháp trong thời kỳ hội nhập (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w