Điều kiện thực hiện nội dung hoàn thiện 1. Điều kiện vĩ mô

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 78 - 85)

Sơđồ 04: Quy trình lập báo cáo tàI chính hợp nhất tại Tổng công ty

3.4. Điều kiện thực hiện nội dung hoàn thiện 1. Điều kiện vĩ mô

Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Nhà nước có vai trò và tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình cung cấp và sử dụng các báo cáo tài chính, từ việc cải thiện môi trường pháp lý chung, cải cách hệ thống pháp lý về kế toán đến việc thẩm định các báo cáo tài chính và sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính. Vì luật Kế toán mới được ban hành, nên trong quá trình thực hiện, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các nội dung sau:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán:

Hiện nay, tình trạng vi phạm luật pháp về lĩnh vực kinh tếđang diễn ra phổ biến và nghiêm trọng đã gây khó khăn cho sự phát triển kế toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Hệ thống pháp luật kế toán hoàn thiện chính làđiều kiện cần thiết để cho hệ thống kế toán phát triển lành mạnh: các pháp nhân và các thể nhân tuân thủ các chếđộ kế toán, báo cáo trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về kế toán cần thực hiện theo các hướng sau:

Thứ nhất, cần hệ thống lại các văn bản kế toán đã ban hành một cách khoa học, hợp lýđể phát hiện được những mâu thuẫn giữa nội dung của một số văn bản, từđóđưa ra phương hướng khắc phục.

Thứ hai, cần ban hành quy định sử phạt thật nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về kế toán.

- Vấn đề về kiểm toán báo cáo tài chính: kiểm toán báo cáo tài chính sẽ góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính làm cho thông tin kế toán được cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, hữu ích trong việc ra quyết định kinh tế.

Hiện nay báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thểđược kiểm toán bởi 03 loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà Nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên việc sử dụng 03 loại hình này vào việc kiểm toán báo cáo tài chính còn có những tồn tại cần phải giải quyết. Ví dụ như hiện nay ngoài Kiểm toán Nhà Nước các doanh nghiệp Nhà Nước còn chịu sự quản lý của các ngành chức năng như Cục thuế… mà các ngành chức năng này cũng thực hiện các công việc như Kiểm toán Nhà nước. Do vậy, việc cơ quan quản lý Nhà Nước thực hiện kiểm toán đối với các doanh nghiệp đôi khi còn có sự chồng chéo về chức năng gây mất thời gian và lãng phí cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan kiểm tra.

- Nhà Nước và các cơ quan chức năng, nhất làđối với Bộ tài chính nên ban hành một số nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính có thể có tính chất bắt buộc hoặc có tính chất tham khảo cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Hiện nay, một số văn bản chếđộ ban hành còn chậm giữa các ngành có liên quan như chếđộ tài chính, chếđộ thuế, chếđộ kế toán… dẫn tới các doanh nghiệp còn lúng túng trong vấn đề thực hiện đặc biệt là trong việc lập báo cáo tài chính. Vì vậy kiến nghị với các ngành các cấp cần ban hành cỏc chếđộ, chớnh sỏch cần kịp thời, đồng bộ, rừ ràng và thống nhất giữa cỏc ngành chức năng để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện.

Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, trình bày đầy đủ thông tin bắt buộc, trình bày những thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chếđộ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.

3.4.2. Điều kiện vi mô

- Tổng công ty cần quy định các mẫu biểu và chỉ tiêu phân tích đánh giá tình hình tài chính trong toàn Tổng công ty và yêu cầu các đơn vị thành viên phải thực hiện hàng năm.

- Thực hiện chương trình kế toán thống nhất trong toàn Tổng công ty

- Nâng cao năng lực của các cán bộ kế toán đểđảm bảo chất lượng của báo cáo tài chính.

Để kết quả phân tích cóđộ tin cậy cao thì cán bộ chuyên trách không chỉ phải am hiểu về nghiệp vụ tài chính mà còn phảI am hiểu nghiệp vụ kinh doanh vàđặc thù của công ty mình. Hiện nay, thực trạng phân tích tài chính là kiêm nhiệm bởi bộ phận tài chính – kế toán kiêm nhiệm. Trong

khi đó, nhân viên phân tích tài chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính, phân tích xu hướng vàđưa ra các dự báo kinh tế. Tuy nhiên , Tổng công ty vẫn còn coi nhẹ việc này.

Công việc của các nhân viên phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất của họ hỗ trọ cho Nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Điều đóđòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt được các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động được tăng tảI trên tạp chí, sách báo. Vì vậy, Tổng công ty cần phải chú trọng đến các vấn đề như: chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của Tổng công ty; không ngừng đào tạo các cán bộ chuyên trách thông qua các khóa đào tạo, tập huấn của Bộ tài chính, thuế; kịp thời tiếp nhận những thay đổi về chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới; bổ sung những kiến thức mới về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên báo, công báo, các trang Web liên quan; khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải…

Ngoài ra nên thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính trên cơ sở phân tích có thểđề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Mặt khác, để cóđược những thông tin kế toán có giá trị thì Tổng công ty nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Không những thế, công tác kế toán phải tuân thủ theo chếđộ kế toán mới và những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam.

KẾTLUẬN

Cùng với tiến trình phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môI trưởng kinh tế luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính cần thiết phảI không ngừng được đổi mới và hoàn thiện phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế vàđáp ứng được nhu cầu cảu công tác quản lý trong doanh nghiệp và của những người sử dụng thông tin khác.

Trên cơ tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty Sông Đà, tác giảđã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà”

với những nội dung cơ bản được đề cập như sau:

Khái quát vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của Tổng công ty. Đề tài cũng khảo sát công tác lập báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty.

Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất thêm một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính phù hợp với chếđộ hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.

DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO

Tiếng Việt

1. Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Ngô Thế Chi (2001). NXB Thống kê

2. Kế toán quản trị và Phân tích kinh doanh – TS. Phạm Văn Dược (2000). NXB Thống kê 3. Phân tích hoạt động kinh doanh - TS. Phạm Văn Dược (1999). NXB Thống kê

4. Lý thuyết hạch toán kế toán – TS. Nguyễn ThịĐông (1999), NXB Thống kê

5. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS. Phạm Thị Gái (2001), NXB Thống kê

6. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – PGS.TS. Đặng Thị Loan (2001), NXB Giáo dục

7. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Đăng Hạc (2001), NXB Xây dựng 8. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Nguyễn Tấn Bình (2003), NXB Thống kê

9. Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp – Bộ Xây Dựng (2001), NXB Xây dựng 10.Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính – TS. Nguyễn Văn Công (2001), NXB

Tài chính

11.Chếđộ kế toán doanh nghiệp (2006) – Quyển 1 – NXB Tài chính 12.Chếđộ kế toán doanh nghiệp (2006) – Quyển 2 – NXB Tài chính

13.Kế toán quản trị (dùng cho đào tạo cao học) - PGS.TS Nguyễn Minh Phương (2000) 14.Lý thuyết kiểm toán - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2001) – NXB Tài chính

15.Kiểm toán báo cáo tài chính - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2001) – NXB Tài chính 16.Niên giám thống kê(2005, 2006), NXB Cục Thống kê Hà Nội

17. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng cộng sản Việt Nam

18.Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp – TS. Nguyễn Thế Khải (2000), NXB Tài chính

19.Chiến lược – Kế hoạch – Chương trình đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 – TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2003)

20.Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải San (2001), NXB Thống kê

21.Kinh tế học vi mô - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội 1999 22.Kinh tế học vĩ mô - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội 1999 23.Quyết định số 2435/QĐ-BXD/TCCB ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 24.Ngân hàng thế giới (2002) – Các chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Chính trị Quốc Gia 25. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

26. Điều lệ Tổng công ty Sông Đà tháng 06/2006

27.Quyết định số 930/QĐ - BXD ngày 23 tháng 06 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng 28. Nghịđịnh số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2004 về tổ chức, quản lý Tổng

công ty Nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.

Tiếng Anh

1. Donal E. Kicso Ph.D, CPA; Jerry J. Weygandt Ph.D, CPA (1998)

2. Jerry J. Weygandt Ph.D, CPA; Donal E. Kicso Ph.D, CPA; Waller G. Kell Ph.D, CPA (1993), Accountinh Principles, John Wiley & Son Inc

PHỤLỤCSỐ 01: HỆTHỐNGBÁOCÁOTÀICHÍNHHIỆNHÀNHỞ VIỆT NAM

Đơn vị báo cáo:……….... Mẫu số B 01 – DN

Địa chỉ: ... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNGCÂNĐỐIKẾTOÁN

Tại ngày ... tháng ... năm ...(1)

Đơn vị tính:...

TÀI SẢN

Số

Thuyết minh

Số cuối năm (3)

Số đầu năm

(3)

1 2 3 4 5

A - TÀISẢNNGẮNHẠN (100=110+120+130+140+150) 100

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110

1.Tiền 111 V.01

2. Các khoản tương đương tiền 112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02

1. Đầu tư ngắn hạn 121

2. Dự phòng giảm giáđầu tư ngắn hạn(*) (2) 129 (…) (…)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1. Phải thu khách hàng 131

2. Trả trước cho người bán 132

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134

5. Các khoản phải thu khác 135 V.03

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khóđòi (*) 139 (…) (…)

IV. Hàng tồn kho 140

1. Hàng tồn kho 141 V.04

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (…)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05

1 2 3 4 5

5. Tài sản ngắn hạn khác 158

B – TÀISẢNDÀIHẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200

I- Các khoản phải thu dài hạn 210

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2. Vốn kinh doanh ởđơn vị trực thuộc 212

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06

4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07

5. Dự rphòng phải thu dài hạn khóđòi (*) 219 (...) (...)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w