Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính 1. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 30 - 44)

Báo cáo tài chính đã cung cấp nhiều thông tin tổng hợp chi tiết cho nhà quản lý và người quan tâm. Tuy nhiên, để sử dụng báo cáo tài chính có hiệu quả cao cần phải thực hiện phân tích, đánh giá thông tin tài chính.

Phân tích tài chính là thực hiện tổng thể các phương pháp đểđánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại giúp nhà quản lýđánh giá vàđưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác giúp những đối tượng quan tâm đI tới những dựđoán đúng đắn về mặt tài chính vàđưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng sẽđáp ứng các vấn đề chuyên môn khác nhau, có mục tiêu khác nhau, chẳng hạn:

- Phân tích tài chính đối với nhà quản lý: tạo ra những chu kỳđều đặn đểđánh giá hoạt động quản lý trong các giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính doanh nghiệp. Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định vềđầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận; kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.

- Phân tích tài chính đối với các nhàđầu tư: các nhàđầu tư thường quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhàđầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính đối với nhàđầu tư làđểđánh giá doanh nghiệp vàước đoán giá trị doanh nghiệp, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh.

- Phân tích tài chính đối với người đi vay: đây là những người cho doanh nghiệp vay vốn đểđảm báo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc chắn được khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay, do đó, phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích tài chính đối với những khoản cho vay dài hạn khác với những khoản cho vay ngắn hạn.

- Phân tích tài chính đối với người lao động: phân tích tài chính giúp họđịnh hướng việc làm ổn định trên cơ sởđó yêu tâm dốc sức vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những vấn đềđã nêu ở trên cho thấy: phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đểđánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn vàđưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.

1.4.2. Phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính:

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Những phương pháp phân tích sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháo đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính, phương pháp hồi quy… kể cả phương pháp phân tích các tình huống giảđịnh.

Thực hiện các phương pháp phân tích nêu trên, sau khi thu thập được thông tin, phân tích tài chính có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích cơ bản như: phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, phân tích độ nhạy, phân tích chiết khấu dòng tiền…

Khi sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nêu trên, phân tích tài chính có thể sử dụng một hoặc tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật khác nhau phù hợp với mục tiêu phân tích.

1.4.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Nói cách khác thì tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Doanh nghiệp một mặt phải tổ chức, huy động các nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, mặt khác phải tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm bắt được thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sởđóđề ra những giải pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Nói cách khác nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tùy thuộc vào dữ kiện mà ban giám đốc đòi hỏi và thông tin người phân tích muốn có. Phân tích tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1.4.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rừ thực chất của quỏ trỡnh phỏt triển hay chiều hướng suy thoỏi của doanh nghiệp. Qua đú cú những giải pháp hữu hiệu để quản lý.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ vàđầu năm để thấy được quy mô vốn màđơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rừ tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp được, vỡ vậy cần phải phõn tớch mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

1.4.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán.

Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, chúng được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, tức là:

B Nguồn vốn = A Tài sản ( I + II + IV + V ( 2,3 ) +VI

+ B Tài sản ( I + II + III ) (1)

Cân đối ( 1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp.

Vế trái > vế phải: Trong trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài .

Vế trái < vế phải: do thiếu nguồn vốn bùđắp nên doanh nghiệp buộc phải chiếm dụng vốn.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối.

B Nguồn vốn + A Nguồn vốn ( I(1) + II ) =A Tài sản ( I +II +IV + V(2,3) +VI ) + B Tài sản (I +II +III ) (2)

Cân đối (2) hầu như không xảy ra, trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp.

Vế trái > Vế phải: số thừa bị chiếm dụng

Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn vốn bùđắp nên doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn.

Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ. Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu cầu kinh doanh.

1.4.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào ( tỷ trọng của loại tài sản so với tổng tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý hay không mới làđiều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cấu tài sản ( vốn ) của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

a, Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản

Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tổng cộng về tài sản giữa sốđầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Trong đó cần xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu chi tiết như vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản dài hạn… Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ sở dự toán tiềm năng tài chính tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tùy theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.

Khi đánh giá sự phân bổ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cần kết hợp với tỷ suất đầu tưđể phõn tớch chớnh xỏc và rừ nột hơn.

Tài sản dài hạn

Tỷ suất đầu tư = x 100

Tổng số tài sản

Tỷ suất này phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từđó có giải pháp cụ thể.

b, Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn đểđánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủđộng trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp cóđủ khả năng tựđảm bảo về mặt tài chính và mức độđộc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng tựđảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = x 100

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện cóđều được đầu tư bằng số vốn của mình.

Nợ phải trả

Tỷ suất nợ = x 100

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh, tỷ suất này càng nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.

Theo công thức cơ bản của bảng cân đối kế toán thì:

Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ phải trả = 1

Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo.

1.4.3.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tỡnh hỡnh cụng nợ và khả năng thanh toỏn phản ỏnh rừ nột chất lượng cụng tỏc tài chớnh của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Nguợc lại nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ sẽ phải thu dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủđộng trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán nợ dẫn đến phá sản.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh toán, khi phân tích cần đưa ra tính hợp lý của những khoản chiếm dụng và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng lúc, kịp thời, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động cóảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

*Phân tích khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán Tổng giá trị tài sản ngắn hạn

= x 100

hiện hành Tổng số nợ phải trả

Chỉ tiêu này đểđánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

* Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn

= x 100

Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nếu hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan.

Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán công nợđến hạn càng thấp.

* Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán Tổng các khoản tiền và tương đương tiền

= x 100

Nhanh Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng đểđánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này thể hiện khả năng đáp ứng nhanh đối với các khoản nợđến hạn trả. Thực tế cho thấy nếu hệ số thanh toán nhanh lơn hơn 0,5

thì tình hình thanh toán bình thường còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ khoản phải thu Tổng số nợ phải thu

= x 100

So với nợ phải trả Tổng số nợ phải trả

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì số vốn đơn vịđi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số bị chiếm dụng và ngược lại.

Hệ số khả năng Khả năng thanh toán

=

Thanh toán ( Hk) Nhu cầu thanh toán

Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ sởđểđánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp làổn định hoặc khả quan. Nếu Hk < 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán . Hk dần đến 0 thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, mất khảnăng thanh toán.

1.4.3.5. Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn

Doanh mghiệp phải đầu tư mua sắm tài sản để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nguồn vốn khác nhau. Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn cóảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đểđánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp thường dùng các chỉ tiêu sau:

a. Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh:

Vốn cốđịnh là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cốđịnh tham gia các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cốđịnh tham gia các chu kỳ kinh doanh, giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần từng phần giá trị sản phẩm, chuyển hóa thành vốn lưu động. Nguồn vốn cốđịnh của doanh nghiệp có thể do Ngân sách Nhà Nước cấp, do vốn góp hoặc do doanh nghiệp tự bổ sung.

Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cốđịnh trong kỳ, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh gắn liền với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thểđánh giáđược tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w