Kiến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 59)

Những kiến nghị, giải pháp tác giả đưa ra nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của hai bên, để giữ vững niềm tin của người dân vào pháp luật, đặc biệt là đảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống pháp luật của nhà nước vì vậy:

3.1. Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của luật kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế phù hợp với nhu cầu thực tế

Thứ nhất: bổ sung vào khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người để mở rộng hơn nữa phạm vi đối tượng tham gia trong thực tế. Quyền lợi này không chỉ dừng lại ở quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng trong quan hệ hôn nhân huyết thống mà còn bao gồm cả quan hệ lao động. Theo đó nên bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 31 Luật KDBH đối tượng được bảo hiểm nữa đó là người lao động trong quan hệ trách nhiệm dân sự của người sử dụng lao động đối với người lao động.

Thứ hai: Đối với trường hợp thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được

bảo hiểm thì nên quy định hậu quả pháp lý cho phù hợp với bản chất huỷ bỏ hợp đồng và có thể hạn chế tối đa hành vi trục lợi của khách hàng.

Thứ ba: Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng thì chỉ cần xác định rõ là hành vi lừa dối để quy định hậu quả pháp lý cho hành vi này là HĐBH vô hiệu theo điểm d khoản 1 Điều 22. Có như vậy mới thống nhất được trong việc áp dụng luật.

Thứ tư: Nên sử dụng các ngôn từ trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm cho phù hợp để đảm bảo dễ hiểu mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Thứ năm: Trong việc quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nên bổ sung thêm trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng vi phạm pháp luật do cố ý. Theo đó nên bổ sung vào khoản 3 Điều 16 Luật KDBH là: không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp:

a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng vi phạm pháp luật do lỗi cố ý;

b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

3.2. Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước

Để hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng được thực hiện một cách thuận lợi và rộng rãi trên thực tế đòi hỏi phải có sự cố gắng thực hiện của cả hai bên ký kêt và đặc biệt hơn nữa là của nhà nước và toàn xã hội. Bởi ngành bảo hiểm chịu tác động của tổng hợp nhiều yếu tố, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

*Đối với người mua bảo hiểm: Phải chủ động tiếp cận và nâng cao trình độ hiểu hiểu biết của mình về pháp luật nói chung và pháp luật bảo hiểm nói riêng. Xuất phát từ tính khó hiểu của các điều khoản của HĐBH con người nên khi ký kết người tham gia bảo hiểm phải thực sự hiểu rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình để tránh tranh chấp sau này xảy ra. Người mua bảo hiểm có thể yêu cầu DNBH giải thích rõ các điều khoản hợp đồng, đòi hỏi các

đại lý bảo hiểm tư vấn cho mình hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các tổ chức tư vấn.

Và một điểm nữa đó là theo quy định của pháp luật nếu như có sự không rõ ràng trong các điều khoản của HĐBH thì giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm (theo Điều 21 Luật KDBH) vì nội dung HĐBH con người theo điều khoản mẫu do DNBH đưa ra, về nguyên tắc bên mua bảo hiểm không sửa đổi hay bổ sung điều khoản đó. Người mua bảo hiểm phải tìm hiểu kỹ các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra người mua bảo hiểm cần lựa chọn các đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người (tuổi thọ, tính mạng sức khoẻ, tai nạn con người) phù hợp với điều kiện và khả năng của mình để có thể duy trì hợp đồng trong một thời gian dài.

* Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: DNBH phải phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm với đội ngũ nhân viên có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với khách hàng. Thực tế để theo đuổi số lượng hợp đồng được ký kết các nhân viên đại lý nhiều lúc “vô tình” đã bỏ qua quyền lợi của khách hàng. Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt nếu không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp thì đại lý bảo hiểm sẽ dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự phát triển mà quên đi cái gì là thực sự cần thiết để đảm bảo môi trường pháp luật lành mạnh. Vì thế doanh nghiệp bảo hiểm cần đào tạo những người có trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Hơn thế nữa DNBH cần thiết lập nhiều kênh thông tin đối với khách hàng, việc đó sẽ vừa cung cấp thông tin cho khách, vừa thu hút được họ đến với doanh nghiệp mình. Để đạt được điều đó doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển và đặc biệt là kịp thời giải quyết quyền lợi cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Làm như thế vừa đảm bảo được mục đích của bảo hiểm, vừa tạo niềm tin cho khách hàng.

* Đối với nhà nước: Nhà nước sớm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung HĐBH con người nói riêng để đáp ứng nhu cầu tham gia ngày càng đông của người dân

Từ năm 1993 đến nay sự phát triển của bảo hiểm là một điều đáng ghi nhận nhưng pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này không nhiều. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định tại nghị định 118/2003/NĐCP ngày 12/10/2003 còn có những điểm bất cập. Vì thế cần thiết phải ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người để người dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình. Khi hệ thống pháp luật đã hoàn chỉnh mà người dân không tiếp cận, không hiểu được thì tác dụng của pháp luật đối với người dân sẽ không được thể hiện. Biện pháp để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người đó là trên các phương tiện thông tin đại chúng để đại đa số người dân nắm được.

Hơn thế nữa phải tăng cường chất lượng giải quyết tranh chấp về HĐBH. Tranh chấp trong lĩnh vực này có thể do DNBH không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng cũng có thể do bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng nhằm trục lợi bảo hiểm và có thể do sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật. Không chỉ riêng lĩnh vực bảo hiểm mà tranh chấp trong lĩnh vực nào đều gây ảnh hưởng đến giá trị của pháp luật. Thực tế có nhiều vụ tranh chấp toà án xử vẫn còn không đúng với bản chất của vụ việc. Vì lẽ đó để đảm bảo giải quyết tranh chấp hợp lý công bằng thì phải nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm phán trong lĩnh vực này.

Cuối cùng nhà nước phải có đường lối chính sách cụ thể để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng lúc đó mới có thể khuyến khích mọi người dân tham gia để bảo vệ mình và cũng là đảm bảo sự tồn tại của xã hội.

KẾT LUẬN

Một nhiệm vụ lớn đặt ra đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay đó là đưa đất nước tiến kịp với quá trình phát triển chung của thế giới và đặc biệt hơn nữa là để phù hợp với tư cách là một thành viên của tổ chức WTO. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có những con người đủ sức đủ tài tham gia và bảo hiểm con người góp phần tạo nên những con người như thế

Từ vấn đề lý luận của luận văn chúng ta thấy được bảo hiểm con người luôn gắn liền với xã hội loài người vì bảo hiểm sẽ giúp người tham gia có một chỗ dựa tinh thần, sự đảm bảo về vật chất để duy trì cuộc sống, phát triển xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay khi bảo hiểm con người còn “mới mẻ” đối với người dân thì càng phải tạo điều kiện hơn nữa để lĩnh vực này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng đối với cuộc sống con người . Vì thế lĩnh vực này cần được coi trọng không những trong quá khứ mà cả hiện tại và đặc biệt là tương lai. Một xã hội phát triển thì cần có những con người tạo lập và duy trì sự phát triển . Đó như là một quy luật tất yếu của tự nhiên.

Từ thực tiễn nghiên cứu của luận văn người viết đã chỉ ra những tranh chấp phát sinh từ HĐBH con người trên thực tế. Những tranh chấp này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hiểu biết của khách hàng cũng có thể do sự quy định chưa hợp lý của pháp luật. Nhưng dù là bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì những tranh chấp xảy ra đều ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của xã hội và là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển.

Vậy để có một thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng phát triển thì cần có sự đóng góp của từng người dân, của nhà nước và của toàn xã hội. Bên cạnh đó cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cùng các quy định cụ thể, chi tiết để mỗi người tham gia ký kết, mỗi doanh nghiệp thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy thì tương lai của ngành này mới đảm bảo được ý nghĩa đích thực của nó đối với con người và xã hội loài người

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w