2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con ngườ
2.3. Tranh chấp do nội dung của hợp đồng không rõ ràng
Anh Nguyễn Văn Hợp - chồng chị Hà mua bảo hiểm nhân thọ cho con là Nguyễn Hải Linh - sinh năm 1982 thời hạn là 15 năm, mỗi năm anh đóng 2.966.600 đồng. Sau khi anh mất, gia đình anh làm đơn xin được nhận lại số phí mà anh đã đóng trong một năm qua, nhưng bị phía công ty bảo hiểm từ chối với lí do chị Ngô Thu Hà có đủ điều kiện về thừa kế (quy định ở Điều 1.1.1) nên chị phải tiếp tục đóng phí thay cho chồng. Do chồng mới mất và anh là lao dộng chính trong gia đình nên chị không thể tiếp tục nghĩa vụ thừa kế của anh. Thế là công ty liền huỷ hợp đồng.
Nếu xem xét kỹ thì phía công ty bảo hiểm không sai. Hợp đồng có ghi
“trong trường hợp chủ hợp đồng không phải là người được bảo hiểm, khi chủ
hợp đồng chết trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng có quyền thừa kế toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng này với điều kiện người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng hội tụ các điều kiện quy định. Nếu các điều kiện trên đây không được đáp ứng, HĐBH sẽ mất hiệu lực và công ty bảo hiểm sẽ trả cho người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng giá trị nào cao hơn của toàn bộ phí bảo hiểm đã thu, hoặc giá trị giải ước tại thời điểm chủ hợp đồng chết”.[14]
Khi đọc đến điều khoản này khách hàng sẽ an tâm ngay, nếu chủ hợp
giải ước tại thời điểm chủ hợp đồng chết”. Tuy nhiên các vế khác của điều khoản này nằm ở đâu, với những điều kiện gì ví dụ như là điều kiện để được nhận giá trị giải ước là như thế nào? và những hợp đồng nào có giá trị giải ước để thông tin đến khách hàng trước khi ký kết
Đây là tình trạng chung của hợp đồng bảo hiểm, nổi lên nhiều điểm không rõ ràng của các từ ngữ sử dụng trong hợp đồng làm cho quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên ký kết có thể dễ dàng bị suy diễn theo chiều hướng có lợi cho phía nhà khai thác. Các điều khoản về quyền lợi của bên mua bảo hiểm thường được quy định rất rõ ràng nên có thể hấp dẫn người mua. Trái lại nghĩa vụ bên mua bảo hiểm thường được quy định bằng những khái niệm quá rộng. Mặt khác trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bên mua lại quá lớn một khi vi phạm vào những khái niệm quá rộng đó. Khi ký kết, người mua thường bị hấp dẫn bởi những quyền lợi rõ ràng mà không đủ kinh nghiệm để nhận thấy mình có trách nhiệm thực thi những nghĩa vụ phức tạp mà hậu quả của nó rất lớn. Khi tiếp thị mời mua bảo hiểm, nhân viên thường đem những điều khoản có lợi nói cho khách hàng nghe còn những điều bất lợi cho khách hàng thường được “vô tình” bỏ qua để khách hàng tự hiểu.
CHƯƠNG III