Vài nét đánh giá chung về thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam hiên nay

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 35)

hiên nay

1.1. Thị trường bảo hiểm con người vẫn còn là mới mẻ đối với người dân Việt Nam Việt Nam

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để tạo nên sự “mới mẻ” của lĩnh vực bảo hiểm con người đối với người dân Việt Nam, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

* Nguồn gốc ra đời và phát triển

Nếu như làm một phép so sánh thì chúng ta thấy trên thế giới: bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ (lĩnh vực chính của bảo hiểm con người) đã ra đời và tồn tại trong một thời gian dài còn ở Việt Nam mới được coi trọng và phát triển trong khoảng trên 10 năm gần đây (từ năm 1993 khi Nghị định 100CP của chính phủ ra đời). Vì vậy bảo hiểm con người còn “mới mẻ” đối với người dân Việt Nam là điều dễ hiểu.

Hơn nữa để con người có thể tiếp nhận lĩnh vực bảo hiểm đòi hỏi phải có một quá trình mọi người tìm hiểu, đánh giá rồi mới có thể đi đến quyết định tiếp nhận không. Hơn 10 năm thực sự được ghi nhận và phát triển của bảo hiểm và hơn 7 năm của bảo hiểm con người (từ Luật KDBH 2000) còn quá nhỏ so với thời gian hình thành và phát triển của đất nước.

* Đời sống khó khăn thu nhập bình quân trên đầu người thấp khiến họ phải lo cho cuộc sống nhiều hơn.

Ông Kenneth Juneau - tổng giám đốc công ty bảo hiểm AIA tại Việt Nam cho biết: “Đa số người dân Việt Nam hầu như chưa hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm”.[27]

Thật vậy, Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài, đến năm 1975 đất nước thống nhất. Người dân đi lên xây dựng kinh tế, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, đó là một trở ngại lớn cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người phải lo cho cuộc sống hằng ngày, cuộc sống gia đình, vì thế chưa thể có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để tham gia bảo

hiểm như người dân của các nước phát triển. Và thực tế là khi cuộc sống đầy đủ, khi đời sống tinh thần được nâng cao, họ mới có thể nghĩ đến được các dự định trong tương lai. Nếu hiện tại chưa đảm bảo thì làm sao có thể nghĩ đến tương lai sau này.

* Nguyên nhân khác là do phong tục tập quán và đời sống tâm lí của người dân Việt Nam

Người dân Việt Nam không muốn nghĩ đến rủi ro, khi tham gia bảo hiểm họ thường nghĩ đến yếu tố tiết kiệm hơn là yếu tố bảo hiểm. Không những thế tình cảm gắn bó giữa những người trong gia đình khiến họ không nghĩ đến mua bảo hiểm cho những rủi ro trong tương lai (khi mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc nghĩ dến việc ngày nào đó rủi ro sẽ xảy ra).

* Hệ thống pháp luật của Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm con người còn chưa đầy đủ.

Hiện nay chủ yếu chỉ có Luật KDBH 2000 và Bộ luật dân sự 2005 cùng với các thông tư hướng dẫn điều chỉnh lĩnh vực này nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Không chỉ vậy, sự mâu thuẫn, không thống nhất giữa các hệ thống pháp luật gây khó khăn cho việc áp dụng. Những nguyên nhân này gây ra các tranh chấp giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, làm giảm lòng tin của người dân, tạo tâm lí lo sợ khi ký kết, làm cho lĩnh vực này còn “mới mẻ” đối với người dân Việt Nam.

1.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam

Ngành bảo hiểm nói chung phát triển trong những năm gần đây và doanh thu của nó đóng góp vào GDP tăng dần lên. Năm 1993 doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm chiếm 0.4% GDP của Việt Nam và vào năm 2005 con số này tăng lên 1%. Bộ tài chính hi vọng doanh thu của ngành này sẽ chiếm 4.2% GDP của đất nước vào năm 2010. Đó là sự phát triển đối với bảo hiểm nói chung, còn riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm con người theo số liệu thống kê thì Việt Nam có trên 6,5 triệu người mua bảo hiểm nhân thọ, 1,5 triệu người người tham gia bảo hiểm học sinh, 5 triệu người mua bảo hiểm con người, và có 8 công ty bảo hiểm nhân thọ và các công ty này cung cấp 100 sản phẩm.[25]

Nhìn vào số liệu trên so sánh với dân số Việt Nam và tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w