Một số khía cạnh quốc tế của pháp luậtchống cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu Chống các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường (Trang 45 - 48)

22 2 Những hành vi xâm hại lợi ích của khách hàng

2.3 Một số khía cạnh quốc tế của pháp luậtchống cạnh tranh không lành mạnh.

cha nhận thức đợc tác hại của sự "xấu chơi" và vì vậy cha lên tiếng thì loại pháp luật này cha có động lực để phát triển. Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh tồn tại phần lớn dới dạng án lệ.

2.3 - Một số khía cạnh quốc tế của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. mạnh.

Cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh không còn đơn thuần là vấn đề riêng của mỗi quốc gia. Bởi vậy, việc nghiên cứu khía cạnh quốc tế của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh là một nhu cầu cần thiết, cấp bách, nhất là trong điều kiện chúng ta đang nghiên cứu xây dựng một chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh phù hợp cho nền kinh tế thị trờng Việt Nam.

Một số khía cạnh quốc tế của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh có thể khái quát nh sau :

2.3.1 - Tính quốc tế của khái niệm "Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ". lành mạnh ".

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh hiện đại đợc xây dựng vào giữa thế kỷ XIX bằng các án lệ của pháp luật nớc Pháp với tính cách là một loại hình mới của trách nhiệm bồi thờng thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở những điều khoản chung của Bộ luật Dân sự. Kể từ đó, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật cạnh tranh không lành mạnh đã đợc phổ biến trên thế giới. Do nhận thức khái niệm cạnh tranh không lành mạnh không hoàn toàn giống nhau nên pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của các quốc gia cũng khác nhau về mục tiêu, lợi ích cần bảo vệ, hình thức, cơ cấu, vị trí của chúng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Sự đa dạng mang tính quốc tế của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh có thể đợc khái quát nh sau :

- Sự phân định giữa đối tợng của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và đối tợng của pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa rất khác nhau trong pháp luật của mọi quốc gia. Điều này xuất phát từ việc nhận thức cạnh tranh không lành mạnh theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng nh đã trình bày ở phần 2.1.

- Sự phân định không thật rõ ràng giữa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (hay còn gọi là pháp luật về kiểm soát độc quyền). Hai bộ phận này có mối liện hệ với nhau và trong những trờng hợp cụ thể là không thể phân định một cách rạch ròi. Có quốc gia hình thành hai bộ phận pháp luật riêng biệt nh trờng hợp của Cộng hoà Liên bang Đức, vừa có chống cạnh tranh không lành mạnh, vừa có luật chống hạn chế cạnh tranh, có quốc gia liên kết hai bộ phận pháp luật này với nhau nh trờng hợp của Hàn Quốc (Luật về cấm đốc quyền và thơng mại công bằng) hoặc Đài Loan (Luật về cạnh tranh không lành mạnh)...

- Sự khác nhau về cơ cấu chế tài trong pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật Continental law do ảnh hởng sâu rộng của dân luật Pháp, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về cơ bản mang tính chất của luật t nên phơng pháp điều chỉnh chủ yếu là phơng pháp của luật dân sự và sử dụng các chế tài nh : Buộc công khai xin lỗi, cải chính, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thờng thiệt hại...

ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật common law, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều chỉnh tất cả những hành vi nhằm mục đích cạnh tranh từ mặt trái của nó nên hệ thống chế tài bao gồm một hệ thống phức hợp các chế tài : Hành chính, dân sự, hình sự. Chẳng hạn : Luật thơng mại lành mạnh của Anh (1980); Sherman Act (1890); Clay ton Act (1914) của Mỹ ...

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy là, ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật Continental law, do tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh ngày càng gia tăng nên họ cũng phải áp dụng các chế tài hành chính, cao hơn là chế tài hình sự đối với các hành vi có tính chất lừa đảo, gian dối...

Nh vậy chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm hệ thống các chế tài dân sự, hành chính, hình sự nhng việc áp dụng cụ thể ở từng quốc gia là có sự khác nhau.

Cũng cần thiết phải chỉ ra rằng : ở các nớc t bản phát triển, hiệp hội các nhà kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng tự xây dựng các quy ớc đạo đức kinh doanh và đi liền với nó là một hệ thống các chế tài mà các hiệp hội có thể áp đụng cho doanh nghiệp thành viên khi vi phạm. Chẳng hạn : Khi hiệp hội ngân hàng yêu cầu các ngân hàng thành viên không cấp tín dụng cho một ngân hàng có hành vi bội tín với một số ngân hàng khác...

- Sự khác nhau giữa mục đích đợc bảo vệ và lợi ích đợc bảo vệ trong pháp luật của mỗi quốc gia.

Các quy tắc pháp lý truyền thống chống cạnh tranh không lành mạnh là để bảo vệ lợi ích cá nhân hoạc các doanh nghiệp có liên quan trong hoạt động cạnh tranh nh các nhà sản xuất hoặc thơng gia. Nền kinh tế thị trờng ở các nớc t bản phát triển đã có bớc ngoặt sâu sắc khi các nhà lập pháp và quản lý dân sự quan tâm đến ngời tiêu dùng. Mặt khác nhiều vấn đề thuộc lợi ích công xuất hiện đòi hỏi các nhà cạnh tranh phải tôn trọng trong quá trình cạnh tranh. Vì thế các quốc gia đã ban hành luật bảo vệ ngời tiêu dùng để bảo vệ có hiệu quả lợi ích của ngời tiêu dùng. Các quốc gia mới ban hành pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh đã đáp ứng đợc cả chức năng bảo vệ lợi ích ngời tiêu dùng và lợi ích chung.

Sự phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh hiện đại đã làm xuất hiện một số mô típ mới không tập trung nhiều vào thành tố trung tâm của cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh theo đó đã đánh mất tên gọi cổ điển của nó là "Luật chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh " . Chúng ta có thể thấy điều này rất rõ ở một số quốc gia nh : Vơng quốc Bỉ có luật về các hành vi thơng mại, còn ở các nớc Bắc Âu có luật về các hành vi thị trờng. ở Tây Ban Nha, luật

mới về cạnh tranh không lành mạnh vẫn sử dụng tên gọi cổ điển của nó song việc áp dụng luật này không phụ thuộc vào thực trạng mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên. Nhiệm vụ của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh hớng tới các chức năng kiểm soát thị trờng cơ bản, bao gồm cả việc kiểm soát các xung đột giữa các doanh nghiệp không giống với việc kiểm soát giữa các nhà cạnh tranh theo nghĩa cổ điển bởi vì nó còn phải bao hàm cả việc bảo vệ ngời tiêu dùng và lợi ích công. Chúng ta có thể thấy rất rõ qua điều 1 trong hớng dẫn của cộng đồng Châu Âu về quảng cáo lừa dôí, đã chỉ rõ mục đích của hớng dẫn này nh sau :

"Mục đích của chỉ dẫn này là nhằm bảo vệ ngời tiêu dùng, các chủ thể tiếp tục hoạt động trong thơng mại hoặc kinh doanh hoặc hành nghề thủ công hoặc chuyên nghiệp và các lợi ích công theo nghĩa chung nhằm chống lại các hoạt động quảng cáo lừa dối và hậu quả không lành mạnh của hoạt động đó".

Nh vậy, thuật ngữ "cạnh tranh" không đợc sử dụng để diễn đạt mục đích của chỉ dẫn này.

Một phần của tài liệu Chống các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w