Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo &PTNT Láng Hạ (Trang 77 - 78)

- Thanh toán quốc tế:

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách là người mua- bán cuối cùng và chỉ can thiệp nếu cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điềukiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả. Thông qua thị trường này, ngân hàng trung ương có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Để hoàn thiện thị trường này làm cơ sở cho việc hoàn thành thị trường hối đoái ở Việt Nam, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

- Tổ chức và giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng quản lý và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tùy thuộc theo nhu cầu của từng ngân hàng thương mại.

- Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như NHTW, các NHTM, các đơn vị thành viên có doanh số hoạt

động thanh toán quốc tế lớn, những người môi giới, tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị trường hơn.

- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mua bán trao ngay, mua bán có kỳ hạn, mua bán có quyền lựa chòn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với thị trường, với vai trò là NHTW, hiện nay Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối, trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết nhưng dần dần phải nới lỏng từng bước và các biện pháp trên không phải lúc nào cũng có hiệu quả mà đôi khi trở thành lực cản cho sự phát triển của thị trường ngoại hối. Do tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xá hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn, trước mắt nới lỏng dần biên độ giao động, dần Ngân hàng Nhà nước nên dỡ bỏ biên độ dao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ tiến hành can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế đồng thời chuyển hướng từ từ sang cơ chế thả nổi tự do có sự quản lý của Nhà nước, bằng việc sử dụng các công cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ.

- Cần tính toán xây dựng một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị trường ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo như thị trường ngoại hối vừa qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo &PTNT Láng Hạ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w