Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 64 - 65)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘ

3.3.2. Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

- Nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra ngân hàng: Khi nền kinh tế trong quá trình phát triển mạnh hoạt động tài chính ngân hàng luôn là hoạt động chủ đạo của nền kinh tế. Khi hoạt động này không phát triển một cách bền vững thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Chính vì vậy, đã đến lúc ngân hàng Nhà nước phải thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, đổi mới hoạt động thanh tra từ mô hình phân tán sang

mô hình tập trng như hầu hết các cơ quan giám sát ngân hàng của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt ngân hàng Nhà nước cần ứng dụng 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của ủy ban Basel trong thực thi như một cơ quan giám sát ngân hàng và giám sát thị trường, hoàn thiện các phương pháp kiểm toán nội bộ trong ngân hàng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó ngân hàng nhà nước cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w