Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 56 - 57)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘ

3.2.1. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ

Việc quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng dựa vào quyết địng của cán bộ tín dụng. Tuân thủ quy trình cho vay là một việc quan trọng, nhưng để thực hiện tốt quy trình cho vay nhằm cắt giảm những thủ tục rườm rà không cần thiết lại, lại vừa đảm bảo đúng và đầy đủ, chặt chẽ về quy trình không phải là đơn giản.

- Thứ nhất: Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan

trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.

- Thứ hai: quản lý giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch.Do vậy, chi nhánh phải nghiêm túc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng định kỳ hàng tháng trên thực tế tránh trường hợp kiểm tra qua loa trên giấy tờ mang tính đối phó; thường xuyên đánh giá về tình hình kinh doanh của khách hàng như sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường tiêu thụ bất lợi, xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật; định kỳ xếp hạng lại tín dụng đối với khách hàng, đối với khách hàng có xếp hạng tín dụng cao thì mật độ kiểm tra ít hơn so với các khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp; thường xuyên xem xét đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo và kiểm soát chặt chẽ tính chất sỡ hữu tài sản đảm bảo của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w