Tác động của tình hìn hô nhiễm giao thông

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN, TP.HCM (Trang 36 - 38)

Theo Cục Bảo vệ Môi Trường Việt Nam, TP.HCM hiện naycó hơn 3,8 triệu xe máy, chiếm hơn 70% nguồn chất thải độc hại hang ngày tuôn vào bầu không khí. Các cơ sở công nghiệplà nguồn xả thải củahơn 20% lượng chất thải trong. Mặc dù khối lượng ít hơn, nguồn xả thải này lại có tính tập trung với nồng độ cao hơn, gây nhiều thiệt hại cho cộng đồng và môi trường xung quanh các khu công nghiệp.

Phần ô nhiễm do giao thông gây ra chiếm 70% ô nhiễm trong thành phố. Các phát thải do ô tô gây ra là một hỗn hợp lớn hơn 200 chất. Các chất ô nhiễm chính trong phát thải

điôxit nitơ và các hạt rắn ( bụi, bồ hóng ). Các phát thải được đặc trưng bởi khối lượng của chất tương ứng gia nhập vào trong khí quyển trong một đơn vị thời gian ( g/s, kg/s, t/năm ). Trong các thành phố, các phát thải của bụi, ôxit nitơ, SO2 có thể đạt hàng chục ngàn tấn/ năm, CO có thể đạt hàng trăm ngàn. Trong năm 2008, bụi luôn là chỉ tiêu đáng lo ngại nhất khi có tới 89% giá trị quan trắc không đạt TCCP. Qua quan trắc bán tự động cho thấy, nồng độ bụi tổng năm 2008 trung bình dao động khoảng

0,37mg/m3 – 0,78 mg/m3, vượt chuẩn cho phép từ 1,24 – 2,59 lần.

Tác hại đối với con người:

sức khoẻ và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều váo độ trong sạch của môi trường không khí xung quanh. Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3, do đó nếu trong không khí có nhiều chất độc hại thì phổi và cơ quan hô hấp chịu ảnh hưởng và gây hậu quả cho sức khoẻ con người.

Khí CO: là loại khí độc, phản ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu và tạo ra caboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể.

Khí NOX: chủ yếu là NO2 với độc tính cao, gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính. Khí SO2 : được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở, ảnh hưởng đến khí quản và đường hô hấp gây khó thở.

< 10

Bụi: gây tổn thương mắt, da, hệ tiêu hoá và sự xâm nhập của bụi có kích thước

µm vào phổi gây hậu quả nghiêm trọng.

Tác hại đối với động vật:

Gia súc chịu ảnh hưởng của không khí ô nhiễm chậm lớn, cơ thể suy yếu, hàm lượng sữa giảm, lượng trứng giảm hoặc có thể bị chết.

Tác hại đối với thực vật:

Ô nhiễm không khí làm giảm cường độ chiếu sáng nên giảm năng suất quang hợp, quá trình hô hấp và thoát nước gây tác hại làm cây suy yếu, tốc độ tăng trưởng chậm và giảm kích thước, cò khi chết cây.

phẩm dệt…bằng quá trình ăn mòn, mài mòn gây hoen rỉ và phá huỷ chúng.

Hậu quả toàn cầu của ô nhiễm không khí:

Hiệu ứng nhà kính: làm nhiệt độ khí quyển trái đất tăng cao do các chất ô nhiễm không khí.

Sự suy giảm ozon ở tầng bình lưu: giảm khả năng hấp thụ các tia bức xạ cực tím trong thành phần bức xạ mặt trời.

Mưa axit: do các khí SO2 và NOX bị mưa hấp thụ và rơi xuống đất.

Từ tháng 7/2007, tất cả mô tô xe, xe máy sản xuất mới, nhập khẩu phải được kiểm soát theo tiêu chuẩn khí thải Euro 2 theo quyết định 249/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, những xe đã và đang lưu thông là nguồn ô nhiễm chính lại không chịu bất kỳ hình thức kiểm soát nào.

Ông Trịnh Ngọc Giao cho rằng: cần phải thực hiện kiểm tra định kỳ tiêu chuẩn khí thải hằng năm đối với xe máy, nếu xe nào không đạt thì không cho lưu thông. Đồng thời, dùng biện pháp hành chính để loại bỏ xe cũ và thay bằng xe mới. Tuy nhiên, với số lượng xe không đạt tiêu chuẩn lớn như vậy (50% tại Hà Nội, 59% tại TP.HCM) thì việc kiểm tra là rất khó khăn. Khi thực hiện sẽ gặp phải nhiều phản ứng, do xe máy là phương tiện đi lại và làm ăn chính của nhân dân.

Với tốc độ tăng trưởng xe cơ giới nhanh chóng, nếu không có các chính sách quản lý bảo vệ môi trường thích hợp thì TP.HCM sẽ phải gánh chịu một nguồn phát thải khổng lồ.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN, TP.HCM (Trang 36 - 38)