1.4.1 Mạng lưới giao thông
Mạng lưới đường chính bao gồm các con đường có mật độ lưu thông đáng kể Trục Đông- Tây:gồm các đường như:Đường Tân Kỳ Tân Quý, đường Kinh Dương Vương, đường Lê Văn Quới, đường Thoại Ngọc Hầu, đường Bà Hom, đường Hương Lộ 3…
Trục Bắc –Nam: gồm các đường: Đường Quốc Lộ 1A, đường Bình Long, đường Phan Anh, đường Mã Lò, đường An Dương Vương
Mạng lưới đường phụ: bao gồm các đường còn lại.
Xét về phân loại đường tại quận Bình Tân có thể đưa 5 loai: Trục quốc lộ ; trục đường liên tỉnh; trục đường liên quận huyện; trục đường nội bộ trong quận; trục đường nội bộ trong khu dân cư; trục đường trong khu công nghiệp.
Giao lộ: ngả tư Bốn Xã, vòng xoay Phú Lâm…
Bến xe: miền Tây (xe khách liên tỉnh và xe buýt thành phố).
Đơn vị quản lý các loại xe cộ là xí nghiệp quản lý cầu đường 5 thuộc Sở Giao thông công chánh Tp.HCM.
Số lượng phương tiện vận tải cơ giới: Tỷ lệ sở hữu xe máy cao so với các nơi khác trên thế giới, từ đó cho thấy cần phải giảm tỷ lệ sử dụng xe gắn máy và tăng tỷ lệ sử dụng các loại hình giao thông công cộng.
Vận tải hành khách công cộng: Kết cấu hạ tầng không theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và vận tải hành khách công cộng chưa được quan tâm đúng mức
1.4.2 Sự phát tán ô nhiễm, hiên trạng ô nhiễm không khí do giao thông tại quậnBình Tân. Bình Tân.
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa và đặc biệt là nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế cho toàn thành phố nói chung và quận Bình Tân nói riêng. Là một quận có vị trí phía tây của thành phố, mức độ quan trọng của hệ thống giao thông đường bộ thể hiện rõ nét nhất. Nó không chỉ phục vụ cho việc vận chuyển hành khách rất lớn trong quận, trong nội thành và liên tỉnh mà còn chịu trách nhiệm vận chuyển số lượng hàng hoá vô cùng lớn, có thể nói nó ảnh hưởng lớn
đến mức cung cầu trong thành phố. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình xây dựng và nâng cao hệ thống hạ tầng cơ sở. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ còn phục vụ nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Song song với những mặt tích cực đó, hoạt động giao thông vận tải cũng có nhiều mặt tiêu cực, đó là hậu quả trong việc ô nhiễm môi trường. Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm giao thông vận tải gây ra là nguồn ô nhiễm rất thấp, nếu cường độ giao thông lớn và mật độ giao thông chằng chịt thì nó giống như nguồn mặt, chủ yếu chúng gây ô nhiễm cho hai bên đường. Khả năng phát tán các chất ô nhiễm này phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và quy hoạch kiến trúc hai bên đường.
Quận Bình Tân và TP.HCM nói chung đang đứng trước nguy cơ phải chịu ảnh hưởng xấu của bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề ở mức trầm trọng. Hằng ngày, có rất nhiều xe tải nặng các loại, các loại xe khác nhau có gắn động cơ với mật độ cao thải ra những luồng khói đen đặc và gây ra độ ồn cao. Mặt đường luôn có một lớp bụi che phủ và thể hiện rõ nhất là hai hàng cây bên đường không còn xanh tốt như nó vốn có. Hơn nữa các nhà cao và quy hoạch không hợp lý, ít cây cối, điều kiện khí hậu bất lợi càng ngăn cản thêm quá trình phát tán của các chất ô nhiễm.
Theo kết quả quan trắc chất lượng không khí ven đường tại trạm quan trắc Hồng Bàng ở quận 5 thì các phương tiện giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường không khí, chúng thải ra 2/3 khí CO và ½ khí NOX, HC. Vấn đề nghiêm trọng hơn do tính di động của các nguồn thải
Hiện nay các phương tiện giao thông vận tải đường bộ chủ yếu sử dụng động cơ đốt trong. Sự đốt cháy lý tưởng chỉ tạo ra những sản phẩm cuối cùng ít độc hại như khí cacbonic (CO2) và hơi nước. Nếu quá trình cháy không hoàn toàn do thiếu oxy thì nhiên liệu không được chuyển hoá hoàn toàn thành các sản phẩm như CO2, H2O dẫn đến các quá trình phát thải các chất độc hại như sau: muội, khói đen và mồ hóng- than chì, cabon oxit CO, các hợp chất hydrocacbon, các hợp chất andehyt, axit,…các khí NOX, các khí SOX, chì…Tỷ lệ không khí /nhiên liệu phụ thuộc vào đặc tính làm việc của từng loại động cơ, là yếu tố sinh ra các loại chất ô nhiễm khác nhau. Ngoài ra, sự phát tán ô nhiễm còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như: đường sá, chế độ tải
trọng, vận tốc, vận hành của người sử dụng phương tiện giao thông, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và các yếu tố khác như hình dáng động cơ xe, cấu tạo, vị trí bình nhiên liệu, vị trí ống xả…
Ô nhiễm không khí từ xe cộ:
Xe chạy xăng:Trong khói thải: THC = 900ppm (qui theo hexan) CO=3.5%
NOX=1500ppm
sunfat, phosphat…
Chì ở dạng các hợp chất:oxit, clorua, bromua,
Xe chạy dầu: Trong khói thải: THC = 100-600ppm (qui theo hexan) CO < 1000ppm
NOX = 10-1000ppm Formadehyde: 5-20ppm
xe…
Còn nhiều chất khác như PAHS, bụi vỏ xe, bụi đường, bụi amiang từ phanh
Trong khí thải là nguyên nhân gây ô nhiễm từ xe cộ được đánh giá: 100% CO, 100% NOX, 100%Pb, 60%HC (số HC còn lại là 20% từ thùng đựng xăng, 20% từ buồng đốt…)
Xăng là hỗn hợp hydrocacbon được chưng cất từ dầu mỏ. Khi đốt cháy xang dầu ( trong xylanh xe ô tô để thuận tiện người ta coi nó như một hydrocacbon đơn chất là Octan hoặc Isooctan, C8H8, phản ứng xảy ra như sau:
C8 H 8 12.5(O 3.76N 2 ) 8CO2 9H 2 O 47N 2
(coi không khí có 79% nitơ và 21% oxy theo thể tích) Tỷ lệ đúng giữa không khí và nhiên liệu được tính như sau:
AFR N Air/ N fuel = ( 12.5 + 47 )/l = 59.5/l Đổi ra đơn vị khối lượng thì:
28.84 là trọng lượng phân tử của không khí sạch. Gía trị AFR ở trên là rất đặc trưng cho quá trình cháy của hydrocacbon. Tức là khi đốt 1kg nhiên liệu ( xăng ) thì cần 15kg không khí.
Bảng 1-13-Lượng khí thải do ô tô thải ra khi tiêu thụ 1 tấn nhiên liệu: Chất ô nhiễm Lượng khí độc hại ( kg/tấn nhiên liệu)
Xe chạy xăng Xe chạy dầu
CO HC NOX SO2 Andehyde 465.6 23.28 15.83 1.86 0.93 20.81 4.16 13.0 7.8 0.78
Đối với các động cơ đốt xăng, xăng từ thùng chứa theo ống dẫn tới bình xăng con, ở đây xăng đi vào vòi phun. Tại cổ hút do chenh lệch áp suất, xang được phun ra khỏi vòi phun, cuốn theo dòng khí, bốc hơi tạo thành hỗn hợp hơi xăng –khí, phân phối đều trong xi lanh của động cơ. Trong xi lanh hơi xăng bị nén tới một thời điểm thích hợp thì bugi đánh lửa, tại thời điểm đó hơi xăng bắt cháy rất nhanh. Thể tích khí cháy trong xilanh tăng lên, đẩy piston xuống, còn khí thải theo cửa xả ra ngoài.