Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty cơ khí Hà Nội (Trang 36 - 47)

2. Các phương pháp quản lý chất lượng tại công ty

2.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất không những là trách nhiệm của phòng KCS mà còn là trách nhiệm của từng công nhân

dưới sự đôn đốc, giám sát của nhân viên Phòng KCS để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

3. Tình hình áp dụng quản lý chất lượng theo IOS 9002.

+ Qua một thời gian áp dụng hệ thông quản lý chất lượng ISO 9000, tháng 01/ 2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 đây là hướng đi đúng trong quá trình hội nhập và nó thể hiện sự nỗ lực lớn của công ty, khi đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu vì mục tiêu chất lượng, công ty đã ban hành và áp dụng các chương trình sau:

- Quy trình xem xét hợp đồng: QT03 - Quy trình mua hàng: QT06

- Quy trình kiểm soát tài liệu: QT 05.1; QT05.2.

- Quy trình kiểm tra thử nghiệm: QT10.3; QT 10.4; QT10.5. - Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường thử nghiệm: QT11 - Quy trình trạng thái kiểm tra thử nghiệm: QT 12

- Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp: QT13 - Quy trình xếp rỡ lưu kho, bảo quản và giao hàng

Hiện nay toàn công ty đang thực hiện mục tiêu chất lượng cho giai đoạn sắp tới, các mục tiêu cụ thể như sau:

+ Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản trị theo ISO 9002 với phương châm khoa học - kỹ thuật.

+ Tiếp tục xem xét và hoàn thiện hệ thống văn bản hiện có và bổ sung thêm những chế độ cần thiết đặc biệt là quá trình có nhiều đơn vị tham gia.

+ Xem xét tính hiệu lực của hệ thống thông qua các kỳ đánh giá nội bộ. Qua việc xem xét những lỗi ban quản lý chất lượng đã gửi biên bản kiểm tra tới từng phòng ban, xin ý kiến khắc phục và sau đó tổng hợp lại để tìm lại những biện pháp hĩu hiệu nhất khắc phục những vị phạm đã xẩy ra.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ISO để nhắc nhở và nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên khi thực hiện công việc.

- Để giảm tỉ lệ sai hỏng công ty đã thực hiện những biện pháp sau:

+ Phát động phong trào quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng.

+ Hướng dẫn phương pháp quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng

+ Tiếp tục thực hiên kiểm tra thống kê vào quản trị chất lượng

+ Lập hồ sơ theo giõi hàng hỏng, trong đó xác định số lượng tỷ lệ hàng hỏng, các nguyên nhân và biện pháp khắc phục phòng tránh.

+ Mở chuyên mục ISO 9002 trên bản tin CKH để tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hệ thống quản trị chất lượng của công ty.

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức khối kỹ thuật đảm bảo tập trung liên tục, hiệu quả, năng lực chuyên môn. Thiết lập hệ thống tài liệu kỹ thuật của công ty trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ, thiết bị, kiểm tra thử nghiệm.

Tại các phân xưởng công ty đã tổ chức chương trình 5S, bao gồm các nội dung sau:

+ Sắp xếp và quy hoạch, nâng cao hệ thống thiết bị.

+ Sửa chữa làm sạch nền tường, thông thoáng ở các phân xưởng. + Sắp xếp nơi làm việc,nơi để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu…

+ Thực hiện việc lau chùi thiết bị mỗi ngày, mỗi ca 30 phút.

+ Thường xuyên kiểm tra tổng kêt và lập kế hoach với mỗi đơn vị.

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty

Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh quan trọng, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để có thể nâng cao được chất lượng, các nhà quản trị chất lượng phải nhận thức rõ được ảnh hưởng của từng nhân tố (kể cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực) để có những phương pháp quản trị chất lượng phù hợp, đưa sản

phẩm của doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài.

1. Các nhân tố bên trong 1.1. Nhân tố chính.

Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu chất lượng nói riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng tài chính nhất định. Có thể nói rằng tài chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng tài chính càng mạnh thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ càng có điều kiện được cải thiện và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong điều kiện tiêu dùng ngày nay sự tiến bộ của khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, thêm vào đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mỏng, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thì nhân tố tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng. Nhân tố tài chính là tiền đề cần thiết cho mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào.

1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mức chuyên môn hoá và hợp tác lao động, liên quan đến việc cắt giảm chi phí và m ức độ sai hỏng.

Có thể nói rằng cơ sở vật chất chính là sương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở vật chất bao gồm:

+ Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ + Nhà xưởng

+ Bản quyền công nghệ, bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích.

Doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật với công nghệ hiện đại, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

1.3. Nguyên vật liệu

Mỗi doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, và có xu hướng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình. Để sản xuất mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phải có một lượng chi tiết bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng, với nhiều chủng loại khác nhau. Hơn nữa nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm phần lớn trong giá thành công xưởng của một doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, việc quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

1.4. Nhân tố con người

Là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu như trang thiết bị là xương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá nâng cao chất lượng thì con người là lắp đặt vận hành hoạt động đó.

Thực tiễn đã cho thấy, con người là yếu tố chìa khoá của mọi hoạt động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ máy móc thiết bị công nghệ cao đến đâu cũng không thể thay thế con người. Yếu tố con người, vai trò nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực, thông qua nguồn lực này mà phát huy khả năng của các nguồn lực khác.

1.5. Trình độ tổ chức và quản lý

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và trình độ tổ chức quản lý của các cấp quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và tổ chức việc thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng. Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản

góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, con người, kỹ thuật công nghệ thiết bị dù có trình độ cao đến đâu nhưng nếu không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu, các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được.

2. Các nhân tố bên ngoài

2.1. Nhân tố thị trường

Thị trường với vai trò là toàn bộ trung tâm quá trình tái sản xuất. Thị trường là điều kiện, là môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như chất lượng hàng hoá. Thị trường là nơi kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm đối với tiêu dùng xã hội.

Thông qua thị trường (khách hàng), doanh nghiệp có thể biết đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình là cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không (tuỳ thuộc vào việc khách hàng có mua hàng của mình không). Mặt khác, thông qua thị trường, doanh nghiệp còn biết được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh là cao hay thấp... từ đó có các biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Như vậy, có thể nói rằng thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thông qua doanh thu bán hàng, bán được hàng doanh nghiệp mới có được vốn để đầu tư vào các trang thiết bị, đầu tư cho cải tiến và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát minh sáng chế, đầu tư cho các chi phí chất lượng (chi phí sai hỏng, chi phí phòng ngừa, chi phí thẩm định), nhằm đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn.

2.2. Mức độ cạnh tranh

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hoá ngày càng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự cạnh tranh là một tất yếu.

Vì vậy, cạnh tranh luôn làm cho doanh nghiệp không ngừng cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành... mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng được nâng cao bởi cuộc sống của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện người ta càng quang tâm đến chất lượng. Do vậy, một doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình thì trước hết phải làm tốt chất lượng.

2.3. Yếu tố tự nhiên

Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm. Đây là những yếu tố khách quan không tránh khỏi, do vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố này, tận dụng những thuận lợi đó để sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất.

2.4. Cơ chế chính sách quản lý

Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Có cơ chế chính sách quản lý hợp lý sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ chế chính sách quản lý là môi trường, là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

2.5. Hệ thống quản trị chất lượng

Hệ thống quản trị chất lượng là khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có được một hệ thống quản trị chất lượng tốt chính là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Các chuyên gia quản lý chất lượng đều đồng tình cho rằng thực tế có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đố là chất lượng của quản trị. Quản trị chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản xuất, cần cải tiến nhằm làm cho sản phẩm phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng cao của người tiêu dùng.

V. Đánh giá thực trạng việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty. 1. Những điểm đạt được và chưa được.

* Những điểm đạt được.

Qua phân tích thực trạng CLSP và công tác QLCL ta thấy có một số ưu điểm CLSP của công ty luôn được bảo đảm và không ngừng nâng cao. Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến công ty đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, mức độ an toàn trong sử dụng cao, thoả mãn được các yêu cầu của bạn hàng. Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ của sản phẩm đã đăng ký với Tổng cục TC-ĐL-CHIếN LƯợC phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của ngành.

Khi đánh giá công tác QLCL của công ty ta thấy công ty đã quản lý chất lượng khá tốt trong khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, khâu sản xuất và sau bán hàng, mặc dù trong mọi khâu còn những tồn tại nhỏ. Các phòng ban, các bộ phận sản xuất được thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng công việc mà mình phụ trách. Đặc biệt trong khâu sản xuất, công nhân sản xuất ở từng khâu tự kiểm tra chất lượng bán thành phẩm dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ kỹ thuật mà công ty đã đặt ra. Mặt khác, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng thành phẩm rất kỹ. Vì vậy, các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng.

* Những điểm chưa được.

Bên cạnh những thành tích đạt được, CLSP cũng như công tác QLCL của công ty còn nhiều hạn chế.

Sản phẩm của công ty đạt chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ thiết kế nhưng có một hạn chế tính kinh tế của sản phẩm chưa cao. Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất là còn có sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt chất lượng trong các khâu của quy trình sản xuất. Giá bán sản phẩm cao sẽ thoả mãn ít hơn nhu cầu tiêu dùng(nhu cầu kinh tế), người tiêu dùng muốn tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng.

Công tác QLCL của công ty mới chỉ bó hẹp ở chức năng kiểm tra chất lượng, các chức năng khác: hoạch định chất lượng, tiêu chuẩn thực hiện điều chỉnh- cải tiến chất lượng chưa được thực hiện đầy đủ. Công tác QLCL do phòng KCS phụ trách thuộc trách nhiệm của phòng KCS, QLCL chưa phải là trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên trong công ty. Phòng KCS là bộ phận nằm ngoài dây truyền sản xuất do vậy không phát hiện được nguyên nhân sai hỏng của sản phẩm từ đó tìm ra biện pháp khắc phục giảm tỷ lệ phế phẩm,đảm bảo và không ngưng nâng cao CLSP.

Trong khâu cung ứng nguyên vật liệu, công ty chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống QLCL của nhà cung ứng, nguyên vật liệu được kiểm tra trước khi mua nhưng vẫn không tránh khỏi còn có những nguyên vật liệu không đạt được tiêu chuẩn. Trong bộ phận sản xuất, các sản phẩm hỏng không được thống kế đầy đủ vì vậy khó có thể kiểm soát được tình hình chất lượng sản phẩm, không thấy được nguyên nhân gây sai hỏng phổ biến để tìm cách khắc phục. Các xí nghiệp sản xuất chỉ thống kê nguyên vật liệu hao hụt

2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng.

* Những thuận lợi.

- Công ty xây dựng và phát triển trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ổn định, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, có bề dày truyền thống về chế tạo máy.

- Công ty có một dây truyền thiết bị lớn để sản xuất các máy móc và thiết

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty cơ khí Hà Nội (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w