Giám sát về an toàn trong hoạt động Ngân hàng

Một phần của tài liệu tc590 (Trang 31 - 37)

II. Nội dung giám sát đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần

2. Giám sát về an toàn trong hoạt động Ngân hàng

II.1. Cơ cấu tài sản nợ, tài sản có

Cơ cấu tài sản nợ

* Vốn huy động

- Từ khách hàng ( thị trường 1)

- Từ các tổ chức tín dụng (thị trường 2) * Vốn vay

- Vay từ Ngân hàng nhà nước - Vay từ các tổ chức tín dụng khác - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

* Vốn và các quỹ * Tài sản nợ khác

* Lãi, lỗ trong kinh doanh

Trong cơ cấu tài sản nợ, căn cứ bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo thống kê liên quan đến tách một số chỉ tiêu sau:

- Các loại tiền gửi thuộc đối tượng

- Các khoản nợ Chính phủ, nợ NHNN và các tổ chức tín dụng khác. - Các khoản BHTGVN hỗ trợ dưới các hình thức:

+ Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm

+ Thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm.

Đánh giá cơ cấu và diễn biến tài sản nợ

Cơ cấu ổn định và có chiều hướng tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần. Khi đánh giá nội dung này cần chú ý một số vấn đề sau:

- Tỷ trọng vốn huy động ở thị trường 1 so với tổng số vốn huy động. Nếu vốn huy động chủ yếu ở thị trường 1 thì trong hoạt động sẽ nhiều thuận lợi, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động bất thường trong quan hệ cung cầu tiền tệ hơn là dựa vào nguồn vốn huy động ở thị trường 2. Chi phí cũng thấp hơn tương đối so với dựa vào nguồn vốn thị trường 2.

- Tỷ trọng vốn huy động bằng VND so với tổng vốn huy động. Nếu vốn huy động bằng đòng VND chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn huy động, ngân hàng sẽ tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái.

- Tỷ trọng tiền gửi thanh toán so với tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh khoản hơn, yêu cầu về dự trữ để đảm bảo htnh toán cũng cao hơn.

- Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm so với tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng có thể ít gặp phải rủi ro thanh khoản hơn, yêu cầu về dự trữ để đảm bảo thanh toán cũng thấp hơn.

- Mối tương quan giữa vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn. Nguồn vốn có kỳ hạn thường có nhiều ưu điểm hơn nguồn vốn không kỳ hạn. Nếu nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn thì cơ cấu càng ổn định. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn như lãi suất, sự biến động của thị trường.

- Nguyên nhân tăng, giảm nguồn vốn: nếu nguồn vốn huy động tăng vào loại có lãi suất cao sẽ bất lợi cho hoạt động kinh doanh.

- Uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng chi nhánh và nơi đặt các địa điểm chi nhánh, sự đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế… - Những biến động không bình thường về huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi bằng VND: sự biến động không bình thường này được thể hiện thông qua sự tăng, giảm đột biến của tổng tiền gửi, tổng tiền vay.

Tài sản có

Cơ cấu tài sản có

* Tài sản có nội bảng

- Cho vay; cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân, cho vay các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau: theo thời gian, mục đích sử dụng, loại bảo hiểm…

- Đầu tư: góp vốn mua cổ phần, hùn vốn - Vốn khả dụng

- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác - Tài sản cố định

- Tài sản khác

* Tài sản có ngoại bảng - Bảo lãnh, cho vay vốn - Bảo lãnh thanh toán

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh dự thầu

- Các hình thức cam kết bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân: cam kết giao dịch hối đoái, tài trợ khác, cho thuê tài chính.

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau: theo phương thức phát hành: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận, đồng bảo lãnh, theo hình thức sử dụng: bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.

Đánh giá diễn biến và cơ cấu tài sản có

Khi đánh giá nội dung này cần chú ý xem xét các tiêu chí sử dụng:

- Tỷ lệ tài sản có sinh lời/tổng tài sản có: tỷ lệ nàycao phản ánh chất lượng quản lý và hiệu suất sử dụng vốn.

- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = (dự trữ sơ cấp + dự trữ thứ cấp/tổng tài sản.) Tỷ lệ này cao phản ánh đảm bảo khả năng thanh khoản nhưng tính sinh lời thấp

- Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng tài sản so với tỷ lệ cho vay trung, dài hạn/ tổng tài sản.

- Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu ở thị trường 1 hay 2. - Khối lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh tê

- Ngoài việc đánh giá về cơ cấu đầu tư, vấn đề cần xem xét diễn biến của cơ cấu đấu tư và những biến động bất thường về chuyển dịch cơ cấu đầu tư của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong từng thời kỳ cũng cần phải được quan tâm kịp thời, và trong một chừng mực nhất định nào đó khả năng rủi ro lớn cũng có thể xảy ra - Sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn;

+ Huy động vốn quá lớn trong khi cho vay không lớn dẫn đến ứ đọng vốn, vốn “ đóng băng” trong Ngân hàng thương mại cổ phần

+ Huy động vốn ít trong khi cho vay nhiều dẫn đến nguy cơ mất khả năng chi trả

- Những biến động bất thường trong sử dụng vốn

II.2. Các chỉ tiêu và phương pháp giám sát

Vốn tự có

- Vốn tự có của Ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm:

Vốn điều lệ ( vốn đã được cấp, vốn góp) và các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - Căn cứ đánh giá: Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/98 của Chính phủ về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các Ngân hàng thương mại cổ phần

Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại đang hạch toán trên bảng cân đối tài khoản kế toán có đáp ứng yêu cầu tối thiểu về vốn điều lệ so với vốn pháp định do nhà nước quy định hay không?

- Khi giám sát cần lưu ý những biến động tăng, giảm về vốn điều lệ không bình thường và được chuyển nhượng cổ phần phát sinh trong kỳ.

- yêu cầu: Duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn số vốn điều lệ đã được Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y.

STT Ngân hàng thương mại cổ phần Mứcvốn pháp định Đơn vị

1 Ngân hàng TMCP đô thị + Tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh + Tại các tỉnh, TP khác 70 tỷ 50 tỷ VNĐ VNĐ 2 Ngân hàng TMCP nông thôn 5 tỷ VNĐ

Chất lượng tài sản có

Chất lượng tín dụng

- Tính toán các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng Xem xét diễn biến của Tổng dư nợ

* Tổng dư nợ: là số Tài sản Có của các Ngân hàng thương mại cổ phần đang quản lý dưới các hình thức cho vay, cho thuê, đầu tư chứng khoán hoặc đang quản lý các tài sản thu nợ, nợ chờ xử lý, nợ khoanh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân…

Nếu một Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu là cho vay, cho thuê thì tổng dư nợ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản Có. Khi giám sát cần quan tâm đến mối tương quan của tốc độ tăng dư nợ cho vay với tốc độ tăng các khoản tiền gửi của khách hàng, nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng tiền gửi thì điều này cho thấy:

+ Có thể ngân hàng phải đi vay để cho vay, mà thông thường nguồn vốn đi vay có chi phí cao hơn vốn huy động của dân cư, dẫn đến khả năng sinh lời sẽ kém.

+ Có thể ngân hàng đang bị chịu sức ép về mặt cho vay do đã cam kết từ trước mà việc thu hồi các khoản nợ cũ không đúng hạn, vì thế ngân hàng phải đi vay để cho vay.

+ Có thể ngân hàng không đủ uy tín để huy động vốn của dân cư, trong khi đó để tồn tại và duy trì các hoạt động ngân hàng phải chấp nhận các chi phí cao hơn để có nguồn vốn huy động;

+ Có thể ngân hàng đang điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, ngân hàng rút vốn đang sử dụng dưới dạng tiền gửi ở các tổ chức tín dụng hoặc ở nước ngoài để đầu tư trong nước.

* Nợ quá hạn

Một phần của tài liệu tc590 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w