MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 62)

3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất sẽ nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu chung:

+ Thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững

+ Ổn định đầu ra cho sản phẩm cao su + Cải thiện thu nhập cho người nông dân

- Mục tiêu cụ thể:

Đề xuất chính sách ở tầm vĩ mô nhằm tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào việc trồng và tiêu thụ cao su;

+ Chỉ ra kênh tiêu thu hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí marketing, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và người tham gia lưu thông;

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

3.1.2. Quan điểm đề xuất của giải pháp

3.1.2.1. Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của tỉnh.

Điều kiện khí hậu, thờ tiết, đất đai, thổ nhưỡng ở Thừa Thiên Huế rất phù hợp với cây cao su, lao động nông dân nhàn rỗi nhiều và đa phần đều có thu nhập thấp, nhu cầu và giá cao su đang có xu hướng tăng lên, đó là các yếu tố thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển cây cao su thành cây trồng chủ lực của tỉnh. Thực tế cho thấy, trước đây, Nam Đông là một huyện miền núi nghèo khó, sản xuất tự cung tự cấp, nhưng sau khi tiến hành trồng cây cao su từ năm 1993, giờ đây mức lương thực bình quân đầu người đạt gần 250 kg/1 năm, giá trị thu

nhập trên 1 đơn vị canh tác gần 25 triệu đồng/1 năm. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm và nước sạch được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố và vững chắc, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.

Quán triệt quan điểm này đòi hỏi nhà nước cần có chiến lược đầu tư toàn diện cho ngành ở tất cả các khâu: khâu giống; đầu tư phân bón; tập huấn kỹ thuật; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vu cho phát triển cây cao su.

3.1.2.2. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị. rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị.

Càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta càng gặp phải sự kiểm soát khắc khe về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu, thu nhập của người dân ngày càng tăng thì nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao ngày càng nhiều đó là quy luật khách quan. Tuy nhiên với cách làm tự phát của người nông dân và thiếu quy hoạch như hiện nay của cao su Thừa Thiên Huế thì quá trình mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản xuất là một vấn đề lớn. Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi coi trọng việc đề xuất các giải pháp gia tăng chất lượng cao su ở khâu chăm sóc, khai thác và bảo quản.

3.1.2.3. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su.

Sau khi các dự án trồng cao su của chính phủ kết thúc thì tình trạng bón non và khai thác non vườn cây cao su hoặc tự ý chuyển đỗi đất hoa màu thành đất trồng cao su đã diễn ra. Vì vậy để cây cao su có thể trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thì vai trò của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương là rất quan trọng. Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng trồng cao su, áp dụng các đòn bẫy kinh tế như thuế, lãi suất cho vay và các biện pháp hành chính là rất cần thiết để phát triển cây cao su của tỉnh.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở TTH Ở TTH

Như đã trình bày ở phần trước, chuỗi cung tiêu thụ mủ cao su khá dài. Từ các hộ gia đình trồng cao su đến xuất khẩu hoặc bán cho các công ty trong nước phải qua nhiều khâu trung gian; chênh lệch giá trong chuỗi cung khá lớn; chất

lượng mủ cao su chưa đảm bảo. Vì thế, để hạn chế những vấn đề trên, điều quan trọng là phải rút ngắn chuỗi cung bằng hệ thống các giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà. ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà.

Như đã phân tích từ trước, hiện nay trên toàn tỉnh có 2 công ty chế biến và xuất khẩu cao su: công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà nhưng năng lực hoạt động của 2 công ty này trong thời gian gần đây là rất hạn chế. Vì thế, việc nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này là rất cần thiết, góp phần to lớn vào việc tiêu thụ mủ cao su cho người nông dân, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Để nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này cần thiết phải có sự giúp đỡ của nhà nước trong các khâu như tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý để công ty đầu tư vốn cho người nông dân và trong thu hồi vốn, chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất.

Vấn đề gặp phải hiện nay của 2 công ty là: Thứ nhất, công ty không cạnh tranh nỗi với các nhà thu gom lớn, nhỏ trong thu mua. Thứ hai, đầu ra chưa ổn định. Để giải quyết 2 vấn đề cơ bản trên chúng tôi mạnh dạng đề xuất những giải pháp sau:

- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi trồng cao su để tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật; dưới sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chính quyền địa phương, công ty cam kết đầu tư phân bón, vật tư cho người nông dân đồng thời ký kết các hợp đồng thu mua. Trong quá trình thu mua, thông qua phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như loa truyền thanh để cập nhật và thông báo sự biến động giá cả đến người nông dân.

- Phát huy năng lực thu mua ở các địa điểm thu mua hiện có tại địa phương bằng cách chuyển đến vị trí thuận lợi cho người nông dân, tiến hành thanh toán tiền mặt tại chỗ cho người nông dân, tránh tình trạng thủ tục, giấy tờ phiền hà hoặc thanh toán chậm. Đồng thời ký kết hợp đồng với các nhà thu gom

lớn để họ trở thành đại lý thu mua cho công ty ở những địa phương mà công ty không thể đặt địa điểm thu mua hoặc chi phí thu mua cao.

- Tổ chức thí điểm các tổ nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mủ cao su đúng theo quy trình kỹ thuật sau đó tiến hành thu mua với giá hợp lý (cao hơn những hộ không làm đúng quy trình kỹ thuật) nhằm đảm bảo chất lượng mủ; nhân rộng mô hình để từ đó hình thành vùng nguyên liệu có chất lượng cao, thâu tóm một lượng lớn cao su trên toàn tỉnh.

- Xây dựng website của công ty để giới thiệu thông tin về công ty và quảng bá sản phẩm của công ty nhằm tìm kiếm các nhà nhập khẩu nước ngoài và xây dựng thương hiệu, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Hiện tại, nhu cầu cao su trong nước tương đối hạn chế nhưng không phải là không có, các công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm các đối tác trong nước. Trong tương lai, ngành công nghiệp trong nước phát triển, nhu cầu về cao su thiên nhiên tăng lên, thị trường nội địa hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu thụ cao su lớn mà các công ty cần khai thác.

3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su. người nông dân trồng cao su.

Tăng cường sự hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su là một giải pháp quan trọng nhất để rút ngắn chuỗi cung.

Trong thực tế hiện nay, cao su TTH chủ yếu là cao su tiểu điền, khối lượng cao su thu hoạch trong ngày là rất nhỏ lẻ và phân tán vì vậy để thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các công ty và người nông dân trồng cao su là rất khó, đặc biệt là các công ty chế biến và xuất khẩu cao su ở ngoài tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là các công ty không có đủ điều kiện về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hơn nữa tổ chức theo hướng này chi phí rất cao. Vì thế, hình thức hợp tác thích hợp nhất trong giai đoạn này phải trãi qua 2 giai đoạn:

Thứ nhất, các công ty chế biến và xuất khẩu ở ngoài tỉnh hợp tác với các

nhà thu gom lớn ở trong tỉnh trong việc bao tiêu sản phẩm thông qua các hợp đồng cụ thể. Trong các hợp đồng này ghi rõ số lượng, chủng loại và chất lượng

sản phẩm; giá cả cao su biến động theo cung cầu thị trường Thế giới vì vậy các công ty phải có trách nhiệm thông báo giá đúng cho các nhà thu gom và cam kết mua đúng với giá đã thông báo, trường hợp giá cả biến động quá nhanh khiến các nhà thu gom không theo kịp thì công ty phải có chính sách cụ thể để hỗ trợ nhà thu gom. Đối với các công ty trong tỉnh thì cần áp dụng các giải pháp như đã nêu ở trên.

Thứ hai, trên cơ sở đó các nhà thu gom lớn sẽ hợp tác trực tiếp với các

hộ nông dân trong việc cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm.

Để có thể làm ăn lâu dài với nhau, các chủ thể trên cần hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng gian lận trong kinh doanh như: độn dăm cạo, đất đá vào mủ cao su; dùng phèn chua để đánh đông; sử dụng thiết bị cân không đạt chuẩn .v.v

3.2.3. Nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. và bảo quản.

Như đã phân tích từ trước, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng mủ thấp là do người nông dân không tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch cây cao su; gian lận trong khâu bảo quản. Vì vậy để nâng cao chất lượng mủ cần thiết phải chú ý cải thiện các hoạt động liên quan đến các khâu này. Cụ thể như sau:

Công tác giống

Như trên đã phân tích, cao su trên địa bàn tỉnh TTH được trồng chủ yếu dưới sự đầu tư của các dự án và giống cao su được nhập về chủ yếu từ viện nghiên cứu cao su vì vậy chất lượng giống luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, do phải vận chuyển xa nên khi cây giống đến được với người nông dân, chất lượng cũng giảm đi. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển lớn đẩy giá thành của cây giống lên cao. Vì vậy, về lâu dài, tỉnh cần nhanh chóng thành lập vườn ươm, cung cấp giống tại chỗ cho người nông dân.

Hầu hết tất cả những hộ gia đình tham gia trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su. Vì vậy, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân là rất cần thiết.

Để làm được điều này, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư tỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các công ty chế biến và xuất khẩu cũng là thành phần không thể thiếu. Mặc dù trong những năm qua, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su; ngoài ra hàng năm các tổ chức này còn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cạo mủ. Tuy nhiên, đa số người nông dân vẫn chưa nắm được hoặc đã nắm được nhưng người nông dân vẫn không áp dụng các kiến thức này vào sản xuất.

Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, cán bộ khuyến nông phải thường xuyên bám sát địa phương, kiểm tra và hướng dẫn tận tình cho người dân. Đồng thời, đối các hộ thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, các công ty chế biến và xuất khẩu cao su phải có chính sách giá hợp lý để người nông dân thấy rằng việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật là có lợi cho bản thân họ. Một khi có sự đầu tư vật tư của nhà thu gom, nắm bắt được quy trình kỹ thuật và nhận thức được việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại nguồn lợi cho bản thân thì người nông dân sẽ tự giác thực hiện. Từ đó, hiện tượng gian lận trong kinh doanh cũng chấm dứt.

Có chính sách cho vay hợp lý

Trồng cao su đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nhưng hầu hết người nông dân đều là những người nghèo, thiếu vốn; nhà thu gom chỉ đầu tư cho người nông dân khi cây cao su đã vào cuối thời kỳ KTCB hoặc đã vào TKKD. Vì vậy, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư cho sản xuất cao su. Nguồn vốn vay chủ yếu của người nông dân là thông qua dự án và Ngân hàng NN&PTNT. Trong những năm đầu (từ năm 1 đến năm 3), mọi chi phí sẽ được dự án thanh toán bù trừ vào các khoản vay của người nông dân mà dự án là người đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, những năm sau khi dự án kết thúc, khi tiến hành vay vốn, người nông

dân thường gặp phải vấn đề vốn được giải ngân chậm và thủ tục phiền hà. Để giải quyết vấn để này cần:

- Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng cho người dân, tạo điều kiện để người dân tiến hành vay vốn kịp thời vụ.

- Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ để người nông dân giảm bớt chi phí cho các thủ tục không cần thiết và chi phí đi lại. Những trường hợp đặc biệt, Ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng cho người nông dân những thủ tục phải hoàn thành và giải quyết nhanh chóng để họ được vay vốn.

3.2.4. Nâng cao công tác thông tin thị trường.

Đa số những người nông dân được hỏi đều không nhận thấy những khó khăn khi họ tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần trước thì khả năng tiếp cận thị trường của nông dân là kém nhất. Những thông tin mà người nông dân không nắm được là nhu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm.

Để giúp người dân khắc phục được những hạn chế trên, chúng ta cần tạo cho người nông dân nhiều kênh để nắm bắt thông tin thị trường và những kênh này đều phải gần gủi với người nông dân. Để người nông dân có được thông tin, các cơ quan chức năng có thể tham khảo và xây dựng những kênh thông tin sau:

Thứ nhất, cán bộ nông nghiệp xã cập nhật thông tin về nhu cầu thị

trường, thông báo tại các bảng tin của xã và trên các phương tiện truyền thanh như loa, đài .v.v.

Thứ hai, chính quyền địa phương có thể cung cấp số điện thoại văn

phòng kinh doanh của các công ty chế biến và xuất khẩu cao su để người dân có thể tự mình liên lạc và trao đỗi thông tin với các công ty này.

Thứ ba, Đài truyền hình tỉnh và báo chí địa phương cần có những bảng

tin thông báo về thông tin thị trường như chương trình “thông tin giá cả thị trường” của đài truyền hình Huế nhưng thông tin về mỗi loại sản phẩm phải cụ thể hơn nữa. Ngoài thông tin về giá cả như chương trình đã đưa, cần bổ sung

thêm các thông tin như số lượng, chất lượng, địa điểm có khả năng tiêu thụ nhiều nhất, đối tượng có khả năng thu mua với giá cao nhất và những dự báo về xu hướng trong tương lai của các nhà kinh tế.

Thứ tư, trên các website của các cơ quan chức năng của tỉnh cần có 1

chuyên mục cập nhật thông tin về tình hình giá cả và nhu cầu thị trường trong

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w