Chuỗi cung các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 35)

Giống: Toàn bộ diện tích cao su đã đưa vào khai thác trên toàn bộ địa

bàn tỉnh TTH đều được tài trợ bằng dự án 327 và dự án đa dạng hóa nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, toàn bộ giống cây cao su đều được các dự án này hợp đồng với

Viện nghiên cứu cao su Việt Nam để đưa giống về cho các hộ nông dân. Những hộ đăng ký trồng cao su sẽ được nhà nước cấp đất theo nhu cầu và dự án sẽ căn cứ trên diện tích đất dự định trồng cao su đó để tiến hành mua cây giống.

Đối với những hộ trồng cao su trong những năm gần đây (không thuộc diện được các dự án tài trợ) thì sẽ đăng ký mua giống tại UBND xã, sau đó UBND xã sẽ trực tiếp liên hệ với Lâm trường Tiền Phong của tỉnh để nhập giống cây cao su từ Viện nghiên cứu cao su Việt Nam về cho các hộ nông dân. Toàn bộ giống cây cao su đều được nhập từ Viện nghiên cứu cao su Việt Nam vì vậy chất lượng cây con và công tác kiểm dịch đều được kiểm trâ nghiêm ngặt, tỷ lệ sống cao.

Phân bón: trong giai đoạn trồng mới và thời kỳ KTCB hộ nông dân sẽ

được dự án cung cấp phân bón theo liều lượng và thời gian chuẩn của quy trình kỹ thuật trồng cây cao su mà Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đưa ra, các hộ nông dân chỉ tiến hành nhận phân bón tại địa phương và mang về bón cho vườn cây. Giá cả phân bón được tính theo giá cả thị trường, chất lượng phân bón cũng được đảm bảo, việc thanh toán sẽ được dự án thanh toán bù trừ vào số tiền mà các hộ nông dân được vay để trồng cao su theo quy định của dự án.

Cao su bước vào TKKD thì các hộ nông dân sẽ tự túc mua phân bón tại các đại lý ở địa phương hoặc nhận được sự đầu tư của các nhà thu gom với giá cả và chất lượng được đảm bảo và không chịu bất cứ mức lãi suất nào. Các hộ nông dân khi nhận được hỗ trợ phân bón từ các nhà thu gom thì đến vụ thu hoạch cao su họ có thể bán cao su cho các nhà thu gom để thanh toán bù trừ nếu cảm thấy giá mà các nhà thu gom này đưa ra là hợp lý, hoặc cũng có thể bán cho nhà thu gom khác rồi tiến hành trả nợ bằng tiền mặt.

Thuốc bảo vệ thực vật: chủ yếu là thuốc diệt cỏ, nhu cầu về thuốc diệt

cỏ xuất hiện vào giai đoạn phát hoang rừng trồng và ba lần trong một năm kể từ khi cao su bắt đầu bước vào thời kỳ KTCB cho đến hết chu kỳ sống của cây. Trong ba năm đầu thuốc diệt cỏ sẽ được các dự án cung cấp nhưng những năm tiếp sau đó khi kết thúc dự án thì hộ nông dân phải tự mua ở các đại lý phân

thuốc của địa phương với giá 100 nghìn đồng/ lít. Số lượng thuốc luôn có sẵn trong các đại lý nên việc mua thuốc rất dễ dàng và thuận lợi.

Sơ đồ 1.4: Chuổi cung sản phẩm mủ cao su và tỷ lệ khối lượng tiêu thụ qua các kênh

* 50% ở đây chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Nam Đông

21% 10% (50%)* 14% 46% 30% 15% 40% 9%

Giống Phân bón + hóa chất Dụng cụ sản xuất Lao động

Hộ nông dân trồng cao su

Cty CPCS Nam Đông Thu gom nhỏ ở Xã Nhà máy CB&XK CS Hương Vân Thu gom lớn Cty cao su Quảng Trị Cty cao su Đà Nẵng Xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w