MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 27)

Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tọa độ địa lý 16 – 16,80 vĩ bắc và 107,8 – 108,20 kinh đông. Phía

Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.062,59 km2, dân số trung bình năm 2008 là 1.148.324 người. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.

Thừa Thiên Huế có khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, chủ yếu là đồi núi có độ cao trung bình và vùng gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 50 – 750m, độ dốc từ 5 – 250. Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Núi thấp và đồi phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh.

Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Đông sang Tây từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m, giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m. Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu). Tốc độ gió trung bình năm lớn nhất (2,3m/s) quan trắc được ở A Lưới, kế đến là đồng bằng duyên hải (1,8m/s) và cuối cùng tại thung lũng Nam Đông (1,4m/s). Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi. Các tháng 5 - 7 thuộc thời kỳ nắng nhất, có giờ nắng 200 giờ/tháng ở đồng bằng, thung lũng Nam Đông giảm xuống 175 - 200 giờ/tháng trên lãnh thổ núi thấp, núi trung bình. Từ tháng 8 trở đi số giờ nắng thoạt đầu giảm nhanh (tháng 8 - 9) và đạt giá trị cực tiểu 69 - 90 vào tháng 12, sau đó lại tăng nhanh từ các tháng đầu của năm sau (tháng 1, 2). Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn còn 3 - 5 giờ nắng. Tuy vậy, ở Thừa Thiên Huế cũng hay gặp mưa dầm dề, nhiều ngày liền không thấy tia nắng nào.

Với những đặc điểm đất đai và khí hậu khá thuận lợi đó, hàng năm diện tích và sản lượng mủ cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng tăng lên.

Năm 2008 huyện Nam Đông tiếp tục trồng mới 145,26 ha, A Lưới 214 ha, Hương Trà 12 ha, đưa tổng diện tích cao su hiện có lên 8.247,63 ha trong đó có 1.307 ha đã đưa vào khai thác với năng suất bình quân 0,91 tấn/ha.

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 2.2.1. Diện tích và sản lượng mủ cao su của tỉnh

Với trên 12.216 ha diện tích đất trồng cây lâu năm, chiếm 2,41% trong cơ cấu diện tích đất của tỉnh, TTH có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển cây cây nghiệp lâu năm nói chung và cây cao su nói riêng. Chính nhờ ưu thế đó và chính sách ưu tiên phát triển cây cao su nên diện tích trồng cây cao su của tỉnh liên tục tăng qua các năm.

Bảng 3: Diện tích trồng cao su tỉnh TTH

ĐVT: ha

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số 5477 6497 8486 7885 8380

Thành phố Huế - - - - -

Huyện Phong Điền 938 1094,6 1365 1380 1486

Huyện Quảng Điền - - - - -

Huyện Hương Trà 1770 2007 2241,2 2260,8 2273

Huyện Phú Vang - - - - -

Huyện Hương

Thủy - - - - -

Huyện Phú Lộc 350 442 522 522 522

Huyện Nam Đông 2010 2472 3877 3240,8 701

Huyện A Lưới 409 481 481 481 3398

Nguồn: Niên giám thống kê TTH – 2008

Trong 5 năm, từ 2004 đến 2008, tổng diện tích trồng cao su tăng từ 5477 ha lên 8380 ha, tốc độ tăng bình quân 10%/năm. Tuy nhiên diện tích trồng cây cao su trong năm 2007 giảm mạnh do có bão lớn, nhưng sau đó diện tích cao su cũng đã tăng mạnh trở lại.

Bảng 4: Diện tích thu hoạch và sản lượng cao su tỉnh TTH

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Diện tích thu hoạch (ha)

Thành phố Huế - - - - -

Huyện Phong Điền - 141 180 280 350

Huyện Quảng Điền - - - - -

Huyện Hương Trà - 343 447,4 560 560 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Phú Vang - - - - -

Huyện Hương Thủy - - - - -

Huyện Phú Lộc - - - - -

Huyện Nam Đông 480 650 850 250 260

Huyện A Lưới - - - - -

Sản lượng (tấn)

Tổng số 756 1069 942 1034 1080

Thành phố Huế - - - - -

Huyện Phong Điền - 99 176 286 368

Huyện Quảng Điền - - - - -

Huyện Hương Trà - 357 361 598 556

Huyện Phú Vang - - - - -

Huyện Hương Thủy - - - - -

Huyện Phú Lộc - - - - -

Huyện Nam Đông 756 613 405 150 156

Huyện A Lưới - - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê TTH – 2008

Năm 2004, diện tích cao su cho thu hoạch của tỉnh đạt 480 ha nhưng chỉ sau 5 năm, năm 2008 diện tích này đã đạt 1170 ha, tốc độ tăng bình quân 28,8%/năm. Tổng sản lượng tăn từ 756 tấn lên 1080 tấn, tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm.

Trên đia bàn toàn tỉnh có 8 huyện và 1 thành phố nhưng chỉ có 3 huyện Phong Điền, Hương Trà và Nam Đông là có diện tích cao su cho khai thác. Trong đó, huyện Hương Trà chiếm 47,9% diện tích thu hoạch, 51,5% sản lượng; huyện Phong Điền chiếm 29,9% diện tích thu hoạch, 34,1% sản lượng; huyện Nam Đông chiếm 22,2% diện tích thu hoạch và 14,4% sản lượng. Mặc dù huyện A Lưới đã đưa cây cao su vào trồng và diện tích trồng liên tục tăng nhưng đến nay vẫn chưa thu hoạch.

2.2.2. Tình hình tiêu thụ mủ cao su của tỉnh

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tổng diện tích cao su toàn tỉnh là 8.270,34 ha, trong đó có 2.270 ha đã đưa vào khai thác, năng suất 0,91 tấn/ha. Mặc dù vậy, cao su vẫn chưa phải là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Nhìn vào bảng 5 cho thấy, cao su không phải là mặt hàng tiêu thụ chủ lực, thậm chí còn không có mặt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Bảng 5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh

Tên hàng ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 Thêu và may Kimônô Bộ 26.757 17.743 15.619 20.104 - Hải sản đông Tấn 405 810 728 792 891 Hải sản khô Tấn 47 55 52 77 - Quặng Zincol Tấn 19.810 16.520 11.609 12.946 6.367 Quặng Imenite Tấn 35.310 55.660 53.332 40.452 31.984 Nguyên liệu hương 1000USD 450 420 459 524 610 Gỗ dăm keo lá tràm Tấn 160.000 129.000 130.422 186.995 183.198

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh TTH

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hai công ty chế biến và xuất khẩu cao su của tỉnh hoạt động kém hiệu quả. Cao su phải tiêu thụ chủ yếu nhờ vào sự thu mua của các công ty ở ngoài tỉnh.

2.3. CHUỖI CUNG SẢN PHẨM MỦ CAO SU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN THỪA THIÊN HUẾ NÔNG DÂN THỪA THIÊN HUẾ

2.3.1. Mô tả chuỗi cung

2.3.1.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào

Giống: Toàn bộ diện tích cao su đã đưa vào khai thác trên toàn bộ địa

bàn tỉnh TTH đều được tài trợ bằng dự án 327 và dự án đa dạng hóa nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, toàn bộ giống cây cao su đều được các dự án này hợp đồng với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viện nghiên cứu cao su Việt Nam để đưa giống về cho các hộ nông dân. Những hộ đăng ký trồng cao su sẽ được nhà nước cấp đất theo nhu cầu và dự án sẽ căn cứ trên diện tích đất dự định trồng cao su đó để tiến hành mua cây giống.

Đối với những hộ trồng cao su trong những năm gần đây (không thuộc diện được các dự án tài trợ) thì sẽ đăng ký mua giống tại UBND xã, sau đó UBND xã sẽ trực tiếp liên hệ với Lâm trường Tiền Phong của tỉnh để nhập giống cây cao su từ Viện nghiên cứu cao su Việt Nam về cho các hộ nông dân. Toàn bộ giống cây cao su đều được nhập từ Viện nghiên cứu cao su Việt Nam vì vậy chất lượng cây con và công tác kiểm dịch đều được kiểm trâ nghiêm ngặt, tỷ lệ sống cao.

Phân bón: trong giai đoạn trồng mới và thời kỳ KTCB hộ nông dân sẽ

được dự án cung cấp phân bón theo liều lượng và thời gian chuẩn của quy trình kỹ thuật trồng cây cao su mà Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đưa ra, các hộ nông dân chỉ tiến hành nhận phân bón tại địa phương và mang về bón cho vườn cây. Giá cả phân bón được tính theo giá cả thị trường, chất lượng phân bón cũng được đảm bảo, việc thanh toán sẽ được dự án thanh toán bù trừ vào số tiền mà các hộ nông dân được vay để trồng cao su theo quy định của dự án.

Cao su bước vào TKKD thì các hộ nông dân sẽ tự túc mua phân bón tại các đại lý ở địa phương hoặc nhận được sự đầu tư của các nhà thu gom với giá cả và chất lượng được đảm bảo và không chịu bất cứ mức lãi suất nào. Các hộ nông dân khi nhận được hỗ trợ phân bón từ các nhà thu gom thì đến vụ thu hoạch cao su họ có thể bán cao su cho các nhà thu gom để thanh toán bù trừ nếu cảm thấy giá mà các nhà thu gom này đưa ra là hợp lý, hoặc cũng có thể bán cho nhà thu gom khác rồi tiến hành trả nợ bằng tiền mặt.

Thuốc bảo vệ thực vật: chủ yếu là thuốc diệt cỏ, nhu cầu về thuốc diệt

cỏ xuất hiện vào giai đoạn phát hoang rừng trồng và ba lần trong một năm kể từ khi cao su bắt đầu bước vào thời kỳ KTCB cho đến hết chu kỳ sống của cây. Trong ba năm đầu thuốc diệt cỏ sẽ được các dự án cung cấp nhưng những năm tiếp sau đó khi kết thúc dự án thì hộ nông dân phải tự mua ở các đại lý phân

thuốc của địa phương với giá 100 nghìn đồng/ lít. Số lượng thuốc luôn có sẵn trong các đại lý nên việc mua thuốc rất dễ dàng và thuận lợi.

Sơ đồ 1.4: Chuổi cung sản phẩm mủ cao su và tỷ lệ khối lượng tiêu thụ qua các kênh

* 50% ở đây chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Nam Đông

21% 10% (50%)* 14% 46% 30% 15% 40% 9%

Giống Phân bón + hóa chất Dụng cụ sản xuất Lao động

Hộ nông dân trồng cao su

Cty CPCS Nam Đông Thu gom nhỏ ở Xã Nhà máy CB&XK CS Hương Vân Thu gom lớn Cty cao su Quảng Trị Cty cao su Đà Nẵng Xuất khẩu

2.3.1.2. Chuỗi cung đầu ra của mủ cao su (kênh tiêu thụ mủ cao su)

Cao su sản xuất trong tỉnh được đem đi tiêu thụ theo 2 hướng chính:

Hướng thứ nhất: Hộ nông dân - Các nhà thu gom - Công ty chế biến và xuất khẩu cao su ngoài tỉnh.

Theo hướng này 76% cao su của các hộ sẽ được đem bán cho các thu gom theo 2 kênh chính:

Kênh 1: Hộ nông dân – Thu gom nhỏ - công ty chế biến và xuất khẩu ngoài tỉnh.

Cao su trên địa bàn tỉnh TTH chủ yếu là cao su tiểu điền, sản lượng khai thác hàng ngày của các hộ nông dân thường rất nhỏ; hơn nữa do đường giao thông trong khu vực sản xuất không có nên xe chở mủ của các nhà máy không thể đến tận lô để mua mủ nước trực tiếp từ các hộ nông dân. Vì vậy, người nông dân thường xử lý thành mủ đông và cất trữ trong các nhà chứa ở khu vực sản xuất đợi các thu gom nhỏ ở địa phương đến rồi bán.

Tuy nhiên, do các nhà thu gom nhỏ có ít vốn và lao động, quá trình thu mua thường không kéo dài trong toàn bộ 1 ngày mà chỉ tập trung vào sáng sớm nên họ không thể cùng một lúc thâu tóm hết toàn bộ khối lượng mủ của địa phương được. Vì vậy, thu gom nhỏ chỉ tiêu thụ khoảng 30% tổng sản lượng mủ của toàn tỉnh.

Sau khi thu mua cao su từ hộ gia đình nông dân, các nhà thu gom nhỏ sẽ tiêu thụ mủ theo hai cách:

+ Bán cho các thu gom lớn trên địa bàn: Sau khi mua mủ cao su từ các hộ, các nhà thu gom nhỏ sẽ bán lại cho các nhà thu gom lớn trong địa bàn. Kênh này diễn ra trên tất cả các huyện trong tỉnh và được áp dụng đối với các thu gom có vốn nhỏ.

Các nhà thu gom lớn có tiềm lực về vốn và mối quan hệ bạn hàng thân thiết với các công ty chế biến và xuất khẩu ở ngoài tỉnh (Anh Trứ xã Hương Hoà - Nam Đông; Anh Kiệt - thị trấn Phong Điền và bác Vinh – Hương Bình, Hương Trà) nhưng lại không có đủ nhân lực đến tận các hộ để thu gom. Họ đã xây dựng

cho mình một mạng lưới các nhà thu gom nhỏ ở các xã để gom mủ. Mủ sau khi được gom từ các hộ sẽ được tập kết ở một địa điểm thuận lợi trong xã hoặc chuyển đến tập kết tại kho chứa của các thu gom lớn. Lúc đó nhà thu gom lớn sẽ đưa xe đến để vận chuyển đi đến các công ty. Hướng này được thực hiện phổ biến trên cả 3 huyện.

+ Bán trực tiếp cho các công ty xuất khẩu ngoài tỉnh: Các thu gom nhỏ sẽ trực bán mủ cho các công ty (nếu lượng cao su mua được nhiều) hoặc liên kết với nhau từ 3 – 4 hộ để thuê xe vận chuyển đến bán trực tiếp cho công ty cao su Quảng Trị. Bán mủ theo cách này các thu gom sẽ có thu nhập cao hơn so với bán qua các thu gom lớn. Hình thức này áp dụng đối với một số thu gom có tiềm lực về vốn và cũng có một mối quan hệ nhất định với các công ty ngoài tỉnh.

Lượng cao su tiêu thụ theo hướng này chiếm khoảng 21% lượng cao su thu mua được của hộ thu gom nhỏ.

Kênh này được thực hiện chủ yếu trên hai huyện Phong Điền và Hương Trà.

Kênh 2: Hộ nông dân - Các thu gom lớn - Công ty chế biến và xuất khẩu ngoài tỉnh

Ngoài lượng mủ thu gom từ các nhà thu gom nhỏ, các thu gom lớn còn mua trực tiếp mủ từ các hộ gia đình nông dân. Hướng này chiếm 46% lượng mủ cao su sản xuất của các hộ nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số thu gom lớn ở Hương Hoà, Hương Bình và Phong Mỹ nằm ngay trên khu vực sản xuất cao su nên họ có thể mua trực tiếp mủ của các hộ nông dân mà không cần phải mua qua trung gian.

Nhìn chung, hệ thống thu gom (lớn và nhỏ) đã đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh với các công ty hiện đang có mặt trên địa bàn, chống hiện tượng độc quyền mua, tạo nhiều cơ hội cho nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua hệ thống này cũng không tránh khỏi những bất cập như hiện tượng ép cấp, ép giá và nhiều vấn đề khác.

Hướng thứ hai: Hộ nông dân - Công ty chế biến và xuất khẩu trong tỉnh - Công ty xuất khẩu cao su ngoài tỉnh - (Hoặc xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc)

Theo hướng này, cao su được hộ nông dân thu hoạch về bảo quản tại nhà 3 – 4 ngày sau đó bán cho công ty (Công ty cao su Nam Đông hoặc Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà). Hộ nông dân có thể bán cho các công ty này theo hai cách.

Thứ nhất, hộ nông dân có thể vận chuyển đến bán trực tiếp cho công ty

tại địa điểm đặt nhà máy chế biến của hai công ty. Nếu hộ nông dân bán cho công ty theo hình thức này thì hộ nông dân sẽ được hỗ trợ 500 nghìn đồng tiền vận chuyển nếu khối lượng bán một lần lớn hơn hoặc bằng 2 tấn.

Thứ hai, hộ nông dân có thể bán cho các đại lý thu mua của công ty tại

địa phương. Hiện nay cả hai công ty trên đều đã có đại lý thu mua trực tiếp của các hộ nông dân trong toàn tỉnh. Cả hai công ty đều có máy cán ép tại chổ để xác định phần trăm hao hụt cho hộ nông dân, nếu hộ nông dân bán theo hình thức

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 27)