Sự nghiệp thi văn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX (Trang 59 - 62)

II) Nội dung

b) Sự nghiệp thi văn

Giải nguyên Lê Thước có viết như sau: “Cổ nhân thường ví người ta với cái cây, văn chương tức là cái hoa, sự nghiệp tức là cái quả; cây có mạnh thì hoa mới đẹp, quả mới tốt. Nhưng những cây hoa đẹp chưa hẳn đã có quả tốt, mà những cây quả tốt chưa hẳn đã có hoa đẹp, cũng như người văn chương hay, chưa chắc sự nghiệp đã tốt, mà những người làm nên sự nghiệp tốt, chưa chắc văn chương đã hay. Như cụ Nguyễn Công Trứ mới thật là hoàn toàn. Sự nghiệp đã lừng lẫy mà văn chương lại tuyệt vời, nhất là văn Nôm của cụ thì lại càng đặc sắc lắm. Cụ chỉ dùng những tiếng người ta thường đọc, thường nghe nói ra tức là thành văn, không nắn nót chạm gọt như các nhà văn sĩ khác. Lời văn của cụ vừa nhẹ nhàng, vừa chất phác, trông vào không thấy gì là cao kì, mà đọc lên nghe rất thú vị, trông vào không có gì làm thâm thúy, mà đọc lên ý thật dồi dào, lời không chải chuốt mà hay, văn không trau dồi mà lịch, thiệt là cơ trữ nhất gia”58. Tuy rằng cuộc đời của Nguyễn Công Trứ gặp lắm nỗi éo le, thấy nhiều điều ngang trái ông cũng than đời, trách đời, song không vì thế mà giọng văn tỏ ra ghét đời, chán đời bao giờ “Cụ thật là có cái hi vọng làm cho đời xấu nên tốt, dở hóa hay, quyết đem cái chí khí hoài bão mà thêu dệt non sông cho thành vẽ gấm vóc.

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh gì nát với cỏ cây,

Tang bồng hồ thủy dạ nào khuây, phải hăm hở ra tài kinh tế” 59. Sáng tác của ông hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều. Ông làm thơ để gửi gắm cái tâm sự của mình nhưng không chuyên làm thơ, vậy mà ông đã để lại cho đời sau gần 150 bài bao gồm thơ, ca trù, phú. So với những nhà thơ đương thời, đây cũng là một số lượng khá lớn. Thơ ông bao gồm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức của một thế hệ nhà nho như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tổng quát thơ ông tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi; cái nghèo và thế thái,

58 sđd trang 46.

59Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, HN, 1928, trang 46,47.

nhân tình; thứ ba là triết lí hưởng lạc. Thơ ông có nhiều đặc điểm mà đặc điểm nào cũng nổi bật, dễ thấy.

 Một là, ông làm thơ toàn thơ Nôm, chỉ có một bài chữ Hán (bài Tự thọ). Ông đổ giải nguyên nhưng không hề khoe chữ, làm thơ toàn dùng tiếng nói của nhân dân, theo chân các nhà thơ lớn trước ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, dùng rất nhiều tục ngữ, cao dao, tiếng địa phương, khi cần, cả những tiếng tục…cốt tìm cách diễn đạt thông thường, giản dị nhưng chính lại là sinh động, dễ đi sâu vào lòng người. Ông đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của chữ Nôm.

 Thứ hai, ông đã biến thể ca trù thành một thể thơ thuần Việt, như lục bát. Ông đã nâng ca trù lên thành một thể thơ. Có những bài ca trù làm cho ả đào hát, nhưng thường là những bài làm không phải trong trường hợp ấy. Nguyễn Công Trứ thực sự mải mê gắn bó với ca trù. Khi còn ít tuổi ngày vui nhất trong đời là ngày cưới vợ, ông làm thơ Hát nói (ca trù); khi đánh trận, lúc cáo lão về hưu, ông cũng chỉ làm thơ ca trù. Mà không phải chỉ viết tùy ứng qua loa, ông say sưa với ca trù thật sự. Nguyễn Công Trứ vừa là một nhà thơ sáng tác ca trù, lại đồng thời là một anh kép biết dạo đàn, biết đánh trống đã cặp đôi được với nhiều ca nữ tài sắc vẹn toàn (như nàng Hiệu Thư). Mà không phải chỉ có một lần. Với Nguyễn Công Trứ, hát ca trù là nơi tập trung được tất cả những hành động, những sở thích của con người tài tử. Theo ông, chẳng có thú hành lạc nào có đủ cầm, kỳ, thi, tửu đồng bộ cuốn hút như ca trù. Thể ca trù vừa phóng khoáng tự do mà khi cần lại vẫn có thể nghiêm túc hào hùng rất phù hợp với một người tài năng văn võ song toàn, vừa thành thạo các cách thức hát xướng ăn chơi, vừa giỏi nhạc, giỏi thơ lại hào hoa, đa tình như Nguyễn Công Trứ. Người dân Nghi xuân nói chung, Cổ Đạm nói riêng, luôn ý thức được rằng: Để có một giáo phường Cồ Đạm bề thế, có tiếng tăm trên cả nước trong hàng trăm năm, ngoài các nghệ nhân, gia đình họ và dân làng, còn có sự đóng góp của rất nhiều văn nhân tài tử. Trong lớp quan thân, nhân sĩ khá nhiều người vừa là tác giả, thích giả. Nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc nhất với phường hát Cổ Đạm trên mọi phương diện thì không ai vượt qua được Nguyễn Công Trứ. Ông vừa là kép đàn, vừa là người soạn bài hát, vừa lại là người giao dịch của phường ông là người có vai trò quyết định trong việc đưa giáo phường Ca trù Cổ Đạm lừng danh lên ở kinh đô Huế vào khoảng những năm 20 của thế kỉ XIX. Ông đã hoàn chỉnh thể

hát nói vào đời sống văn học, tạo cho nó một nội dung mang tính đặc định và chính ông là người đạt tới đỉnh cao, đánh dấu một cột mốc lớn trong lịch sử phát triển của thể loại.

 Đặc điểm thứ ba, thơ ông có thể chia thành thơ lãng mạn, thơ hiện thực, thơ hành lạc, thơ triết lí, thơ cầu nhàn…nhưng cũng như những nhà thơ chân chính, thơ ông là nơi kí thác tâm sự, không có những bài không đau mà rên. Thơ ông gắn với cuộc đời ông, bất cứ nỗi vui buốn nào cũng được phản ánh vào thơ, không dấu giếm, không tô vẽ, nghĩ như thế nào viết thế ấy, mộc mạc, nôm na, nhưng ý nghĩ chân thành cảm xúc sâu sắc, đọc thấy thấm thía.

 Bốn là phong cách thơ ông cũng đặc biệt. Ông là người tính phóng túng, nên thơ ông cũng phóng túng. Chính vì vậy, ông thường làm thơ theo thể ca trù, tuy cũng có một số luật lệ, nhưng không chặt chẽ như các thể thơ khác

Thơ văn Nguyễn Công Trứ phản ảnh khá trung thực sự biến chuyển tâm lý của một nhà nho cổ điển qua từng giai đoạn đời sống. Phần lớn các tác phẩm hào hùng và ngạo nghễ, biểu lộ một bản lĩnh vững chắc, một chí khí mạnh mẽ, và thái độ cầu tiến, vươn lên. Lúc về già, sáng tác của ông lại tìm về tư tưởng an nhàn, hưởng lạc

Từ trước đến nay, việc đánh giá con người Nguyễn Công Trứ và thơ ông chưa thỏa đáng. Nguyên nhân vì ở ông có phần tích cực, có phần tiêu cực. Nhẹ bên này, nặng bên kia, chưa kịp khen đã vội chê, mặc dù chê hay khen đều có bằng cứ, dễ làm cho người đọc có cảm giác đánh gía chưa công bằng. Trong cuốn “Thơ văn Nguyễn Công Trứ”, tác giả Trương Chính nhận xét về ông: “Vượt lên thói thường, đặt nghĩa vụ và nhân phẩm lên trên tiền bạc, hư danh. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, vua quan thối nát, tham ô, chuộc lợi, mà ông vẫn sống thanh cao như cây thông trên vách đá cheo leo, càng rét lá càng xanh tươi, chà đạp lên dư luận, thật không mấy người được như thế. Đó là những gì chúng ta còn tiếp thu được khi tim hiểu con người ông và thơ ông”60.

Còn giải Nguyên Lê Thước khi nói về địa vị cụ Nguyễn Công Trứ trong quốc văn có viết như sau: “Ý tứ đã chính đáng, văn chương lại hào hùng, thế thì cụ Nguyễn Công Trứ cũng là một bậc công thần trong văn giới nước ta, tuy rằng văn cụ không có cái tài ba lan bảng lảng, cái thú vị êm đềm như văn truyện Kiều hay văn Tần cung oán, song về phần ảnh hưởng trên sự hành vi của người ta thì có lẽ bổ ích

hơn. Lấy theo tâm lí mà xét, thì cụ Nguyễn Công Trứ là một người lí tưởng nhiều mà tình cảm ít, việc gì cũng lấy trí mà xét, lấy lẽ mà suy cho nên cụ sở trường về lối văn phúng thế mà ít thích lối văn tả tình….” 61. Điều giá trị nhất trong thơ văn Nguyễn Công Trứ là nhà thơ đã tuyên dương một lí tưởng sống tích cực, là con người của hành động, ý thức được tài năng, phẩm chất của mình.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w