Thời hiển đạt

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX (Trang 36 - 40)

II) Nội dung

b) Thời hiển đạt

Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Trong gần 30 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ có đến khoảng 25 năm làm đường quan (quan cai trị), cao nhất tới chức Thượng thư, chức Tổng đốc, lại có mấy tháng (ở tuổi 66) bị cách hết chức phẩm hàm, có lần bị “án trảm giam hậu”, có lần phải giáng làm lính trơn đầy đi xa... Trong 28 năm làm quan mà giữ 26 chức vụ khác nhau: hành tẩu sử quan, tri huyện, lam trung, tư nghiệp Quốc Tử Giám, Thừa Thiên phủ thừa, tổng trấn Bắc thành, thượng thư, tổng đốc Hải An…

Năm 43 tuổi, Nguyễn Công Trứ ra làm quan và có cơ hội thực hiện “chí nam nhi” trả cái “nợ anh hùng”, “nợ tang bồng” từng làm cho ông day dứt trong nhiều năm tháng. Những năm đầu, có thể nói ông chưa thi thố được tài năng của mình. Ông chỉ mới được giữ những chức vụ thừa hành, dù là làm hành tẩu, biên tu ở Quốc sử quán hay là phủ thừa phủ Thừa Thiên, hay tri huyện Đường Hào. Đến năm 1825, ông được bổ làm tham hiệp trấn Thanh Hóa, dẹp loạn Lê Duy Lương nổi lên ở mạn Ngọc Sơn, Nông Cống. Lê Duy Lương là dòng dõi nhà Lê, muốn khôi phục nghiệp cũ của cha ông. Giặc Lê Duy Lương chưa tan nhưng không hoành hành ở hai mạn ấy nữa. Nhà vua thấy ông “làm việc gắng sức”, thật đáng khen, nhân ông có tang mẹ, liền cho xuất kho 100 lạng bạc ban cho ông để ông tiêu vào việc ma chay. Ông cảm kích vô cùng. Thế là ông đã bị đưa vào tròng. Chưa đầy bốn tháng sau “khăn

tang mẹ còn quấn trên đầu”, đã có chỉ xuống bảo rằng: “Nay ở Bắc thành, việc đánh dẹp khí nhiều, truyền tham hiệp trấn Thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ chưa cần về trấn vội, mà phải lập tức đi ra Bắc thành, theo Nguyễn Hữu Thân, Trương Văn Minh giữ chức tham tán quân vụ, đợi xong việc sẽ xuống chỉ cho trở về trấn”. Từ quan văn ông chuyển sang quan võ như thế. Dẹp được đám giặc này, đám khác lại nổi lên. Lê Duy Lương ở Thanh Hóa (1825), Phan Bá Vành ở Nam Định (1827), Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833), giặc khách cướp biển ở Quảng Yên, Hải Ninh (1835), đánh thành Trấn Tây (1841). Đám nào cũng to. Để tự khuyến khích mình, ông đã làm nhiều bài thơ, bài hát phấn trấn vô cùng, toàn là giọng của người hăng say, không quản gian lao, vất vả. Nhà vua thì không ngớt đem bả vinh hoa ra nhử. Mặc dù nhiều lần ông bị giáng, nhưng liền sau đó lại đưa lên, giữ những chức cao hơn, có quyền lực nhiều hơn. Cao nhất, có quyền lực nhất là năm 1835, ông được thực thụ Thượng thư Bộ binh, giữ chức Tổng đốc Hải An tức “Tổng đốc Đông”.

Giải nguyên Lê Thước nói rất rõ bước thăng trầm trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ như sau: “Lúc giải nguyên, cụ đã 42 tuổi. Bước công danh đã muộn nhưng cơ trí ngộ cũng ngầu. Bắt đầu cụ được bổ hành tẩu sử quán (Minh Mạng nguyên niên-1820). Năm sau thực thụ Biên tu. Đến năm Minh Mạng thứ tư, bổ làm tri huyện đường hào (Hải Dương). Được một năm thăng bổ lang trung ở Thanh lại ti thuộc Bộ lại, rồi đổi làm Quốc tử giám thư nghiệp. Tháng 10 năm ấy, lại thăng làm Thêm sự Bộ hình. Năm thứ sáu bổ Thừa thiên phủ Phủ thừa, chẳng bao lâu lại thăng làm Tham hiệp trấn Thanh Hóa tức là tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Lúc ấy có Lê Duy Lương tụ tập đồ đảng ở hạt Ngọc sơn và Nông Cống, cụ dâng sớ xin đi tiễu trừ. Năm Minh Mạng thứ tám (1827), ở vùng Nam Định có giặc Phan Bá Vành, vua sai cụ hiệp đồng với quan thống quản là Phạm Văn Lí mà đi tiễu trừ. Cụ đánh mấy trận rất hăng, giặc bị thua rút về Trà Lũ, quân cụ thẳng đến vây đánh, bắt được Phan Bá Vành và đồ đảng rất đông. Vua được tin xuống chiếu ban thưởng cho cụ một toà bạch ngọc, chạm hình núi, một con ngựa mã não và một cái kim khánh có khắc bốn chữ “Lao năng khả thưởng”.

Năm Minh Mạng thứ chín (1828), cụ được triệu về kinh và được thăng thự Hình bộ hữu tham tri sung chức dinh điền sứ, ra các hạt Nam Định, Ninh Bình, chiêu mộ dân đinh khai khẩn đất hoang. Công việc kinh lí chỉ hơn một năm mà lập được hai Tổng là Hoành Thu và Ninh Thất.

Năm thứ 11, cụ được triệu tập về kinh, bổ làm hữu tham tri bộ hình, sang năm sau vì việc cử Phí quí trại làm huyện Tiền Hải, bị giáng bổ tri huyện ở kinh, được một năm thì thăng làm Lang trung nội vụ, rồi bổ Bố chánh Hải Dương (Minh Mạng thứ 13).

Tháng 10 năm ấy, cụ được thăng hàm Binh bộ tham tri, và Thự tổng đốc Hải An (Hải Dương, Quảng Yên). Năm sau ở mạn thượng du, có giặc Nông Văn Vân nổi lên đánh phá rất kịch liệt. Cụ phụng chỉ làm tham tán quân vụ, hiệp với quan tổng đốc Lê Văn Đức đi đánh dẹp các nơi.

Lúc bấy giờ cụ được cùng các quan tổng binh khác về Kinh chiêm cận, rồi được Binh bố Thượng thư, nhưng lĩnh Hải An tổng đốc. Năm Minh Mạng thứ 17, vì việc một tên trọng tù tỉnh ấy vượt ngục trốn mất, cụ phải giáng bốn cấp, sau khai phục được ba cấp, đến năm Minh Mạng 20 (1939) lại phải giáng xuống Binh bộ hữu tham tri.

Năm Minh Mạng thứ hai mươi mốt, cụ được thăng thụ đô sát viện tả đô ngự sử, rồi phụng chỉ đi khảo tràng thi Hà Nội. Lúc trở về nhân ở thành trấn Tây (Cao Miên) có giặc, quan quân đánh dẹp chưa yên, cụ dâng sớ xin đi tòng chinh. Vua y lời rồi chuẩn cho cụ làm tán lí cơ vụ.

Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), cụ cùng quan tướng quân Trương Minh Giảng đánh phá đồn giặc nhiều chỗ, được thưởng quân công một cấp, tháng ba năm ấy cụ được sung chức tham tán đại thần. Sau vì tình thế khó khăn, quân ta phải rút về tỉnh An Giang. Ít lâu, nhân việc giết được tướng giặc là phiên tăng nên lại được khôi phục làm binh bộ thị lang, mà vẫn làm tuần phủ An Giang.

Năm thứ ba, cụ được thăng binh bộ tham tri. Đến tháng mười năm ấy vì bị người ta vu cáo, cụ phải cách tuột và phát đi làm lính ở tỉnh Quảng Ngãi.

Tháng riêng năm Thiệu Trị thứ năm, cụ được bổ làm chủ sự bộ hình, đến tháng bảy năm sau (1846), có chỉ cho cụ án sát Quãng Ngãi, được hai tháng lại đổi về thừa Thiên phủ thừa, đến tháng hai năm Thiệu Trị thứ bảy, thì được thăng thụ thừa thiên phủ Doãn” 32.

Nguyễn Công Trứ phấn đấu không mệt mỏi trên con đường khoa cử, hăng hái trên chốn quan trường. Ông có nghĩ đến cái danh nhưng có danh là để có phận, có phận mới có điều kiện cứu nước, cứu dân vì thế ông không buốn chán bi quan ngay

cả khi bị giáng chức, phải làm lính thú ở biên ải. Con đường quan trường gian truân là thế ấy mà ông không bi quan chán nản, thăng chức cũng không vui mừng mà giáng chức cũng không buồn bã. Khi ông bị giáng chức xuống làm lính ở Quảng Ngãi, nghe nói lúc ông đi đến tỉnh Quảng Ngãi khi vào chào các quan tỉnh để đợi lệnh phát đi đồn nào, ông cứ nghiễm nhiên mặc cái áo cộc múi chàm, đầu đội nón dấu, vai mang một ruột tượng gạo, bên hông lại đèo một cái dao tu, xỏng xảnh trong một cái vỏ bằng gỗ. Quan tỉnh thấy vậy, ra dáng bất yên, muốn cho phép ông cởi đồ lính ra, nhưng ông nói: “Cứ xin để vậy, lúc làm đại tướng tôi không thấy làm vinh, thì nay làm lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa vị nào, có nghĩa vụ với đối với địa vị ấy, làm lính mà không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được”. 33

Bắt đầu lãnh chức hành tẩu sử quán, chưa chín năm đã thăng lên hình bộ tham tri, bước công danh như vậy cũng đã là chóng. Ai ngờ rồi sau đó lại phải thăng lên giáng xuống không biết bao nhiêu lần, cuối cùng còn cái hàm thừa thiên phủ doãn (tam phẩm) mà về hưu trí.

Vậy tại sao ông lại phải bị thăng giáng như vậy? Bởi tại bản thân mình cũng có, người tài thì thường hay hay cậy tài và hay mang oán, nhưng có lẽ bởi phần nhiều nhà vua có lòng hẹp hòi không muốn trọng dụng ông chăng? Vậy ta chớ nên nghĩ rằng, ông làm quan trường truất giáng như vậy mà ngộ nhận ông không có tài năng lỗi lạc, đủ cho nhà vua quý mến, nên mới bị nhà vua ghét bỏ như vậy. Muốn hiểu được việc ấy, nên nhớ rằng nước ta là một nước quân chủ chuyên chế, tất cả mọi quyền hành đều nằm trong tay vua, nhà vua muốn dùng cái quyền binh của mình thì thường phải dùng sự ân oai để mà thao túng và lung lạc người ta. Nguyễn Công Trứ làm quan bị giáng nhiều lần, song cũng nhiều lần vinh hạnh được vua ưu ái đặc biệt như khi túng thiếu được nha vua ban cho hai mươi nén bạc, gói vào trong thuốc trà; đi đường bị cảm mạo nhà vua cho nghỉ ngơi, lại phái một người thị vệ đem một viên ngự y tới nơi điều trị, lúc cụ về đình ưu thân mẫu rồi vào kinh để trở ra cung chức tham hiệp Thanh Hóa. Đi đến huyện Hải Đăng (Quảng Trị) thì bị bệnh (tháng 10 năm Minh Mạng thứ 7). Vua được tin ấy, xuống chỉ rằng: “Nay nghe Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành hay chưa, lòng Trẫm luống những bất yên. Đặc phái một tên thị vệ đem theo một viên ngự y, lập tức bắt trạm đi tới nơi điều

33Lê Thước, sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, trang 13

trị, vụ được mau lành. Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ an tâm mà uống thuốc bất kì một tháng, hai tháng, khi nào trong mình được thập phần khang kiện mới được ra đi, chớ nên kíp vội, giời mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ cái lòng quyến cố của Trẫm. Khâm thử” 34.

Thực ra không phải nhà vua không nhìn thấy cái tài cao đức trọng, ai cũng kính phục, chẳng qua không muốn cái thanh thế ông lớn lên quá, khó lường trước được về sau sẽ như thế nào; vì thế cho nên “đã lấy ân mà cất lên, lại phải dùng oai mà ức xuống. Nhưng ân thì thường chỉ là ân mọn35, mà oai thì toàn là oai lớn. Theo giải nguyên Lê Thước thì “xét ra cụ Nguyễn Công Trứ bị cách giáng tuy nhiều lần, song nặng nhất là lúc làm Hình bộ tham tri mà giáng bổ kinh Tri huyện, lại lúc làm An Giang tuần phủ mà cách phát làm thú binh. Theo chúng tôi thì cả hai lần đều oan ức cả”.

Có lần vua đã hỏi ông rằng: “Khanh thường đi tuần hành các chốn dân gian, có nghe được việc gì hay không?”, ông đã đọc những câu ca dao mà người dân thường hát ở chốn nhà quê, tuy là ca dao thực nhưng lại có ý trách vua. Ông có tài lỗi lạc, nhưng nhà vua hình như không muốn trọng dụng,quý mến cái tài năng của ông nên nay thăng mai giáng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w