Thời hưu trí

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX (Trang 40 - 42)

II) Nội dung

b) Thời hưu trí

Khi ông vừa 70 tuổi, đến lệ hưu trí, ông bèn dâng sớ xin về để sống một cuộc đời ẩn dật ngông nghênh, nhưng vua Thiệu Trị không cho. Sang năm sau, Tự Đức nguyên niên (1848), ông lại xin vua lần nữa. Vua nghĩ tình một kẻ lão thần, công trạng đã nhiều, tuổi tác lại cao, bèn chuẩn cho về hưu trí, và cho thực thụ hàm thừa thiên Phủ Doãn. “Từ đó về sau, cụ thật có thái độ phiêu nhiên vật ngoại, nào là mùi hoạn huống, nếp phong lưu đều gác sạch; hằng ngày mặc áo lụa xanh, vận quần vải đỏ, đi đâu chẳng ngựa, chẳng xe, chỉ đủng đỉnh trên lưng con bò vàng, mà đeo đạc ngựa, một bậc trọng thần danh tiếng nghiễm nhiên đã hóa thành một người tẩu thôn ông”.

34 Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, HN, 1928, trang 14.

35hai lần đi đánh, lập được công trạng to (bắt Phan Bá Vành, đánh Nông Văn Vân) mà không được thăng, chỉ được vua thưởng cho các đồ châu ngọc như ngựa mã não, nhẫn ki cương.

Năm 1851, ông ra chơi Bắc kì, lúc trở về ông đã tu sửa chùa Viên Quang và chùa Trung Phu tại làng chính quán rồi nhân đó làm nhà bên cạnh chùa để ở. Đến năm sau, dân Tiền Hải nhân chỗ nền nhà mà trong buổi làm Dinh điền sứ lập nên, họ đã lập một cái sinh từ để kỉ niệm công đức của ông. Lúc hoàn thành, cử người vào rước ông ra chơi. Ông lại ra Bắc kì một lần nữa. “Nghe tin cụ ra, dân huyện Tiền Hải và huyện Kim Sơn đều đặt lễ chúc mừng tại sinh từ rồi lưu cụ ở lại, mỗi năm gặp ngày sinh nhật cụ và xuân thu hai kì, các sở sinh từ đều trần thiết các đồ nghi trượng rất là long trọng, rồi rước bách linh, xem cụ như một vị thần sống”36.

Nhưng bấy giờ có một tên thị vệ thấy thế, bèn bịa đặt tâu với vua là ông có dị chí. Vua dò xét và đòi ông trở về kinh, ông từ giã Bắc kì ra về, vào đến kinh, các quan lại trong triều và người dân ở các tỉnh Bắc Kì đều dâng sớ kêu oan cho ông. Người thị vệ bấy giờ khiếp sợ bèn tự tử, vua biết ông bị oan do người ta vu khống liền xuống chỉ yên ủy ông và cấp cho một trăm quan tiền để làm lộ phí mà trở về. Tương truyền rằng lúc ông còn ở kinh, vua Tự Đức có cho vào bệ kiến để ông giãi bầy tâm sự cho rõ thực hư. Nhà vua có hỏi ông rằng: “Ở hạt Tiền hải và Kim Sơn dân tình làm ăn thế nào?”, Ông trả lời rằng: “Dân hai huyện ấy làm ăn rất là vui vẻ, ngày thì chăm lo cày cấy, tối về đập lúa hồ khoan, trông ra thật có cái vẻ:

Muôn dân trăm họ, thái bình âu ca.

Chúng nó có những câu hát đố rất tài tình thú vị”

Vua hỏi tiếp: “Như câu gì?”

Tâu bệ hạ như này:

Đem thân cho thế gian ngồi, Rồi ra lại nói những lời bất trung37

Vua hỏi là cái gì?

Tâu bệ hạ: Chúng nó nói ấy là cái phản.

Vua lại hỏi: Còn câu gì hay nữa không?

Tâu bệ hạ: Còn câu này cũng hay lắm:

Ngay lòng ở với nước nhà,

Người dù không biết giời đã biết cho.

36 Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, HN, 1928, trang 23.

Vua hỏi: là cái gì?

Tâu bệ hạ chúng nó nói ấy là cái “máng”

Vua biết ý ông ám chỉ việc ông bị oan, nên động lòng thương đã an ủi ông rồi cho ông trở về nguyên quán. Từ đấy về nhà , ông không đi đâu nữa, khi Giang đình

38câu cá, khi Quy Lĩnh39 ngâm thơ, hầu gái một vài cô, hầu trai ba bốn cậu, đủng đỉnh bò vàng đạc ngựa, thảnh thơi ngày tháng còn lại ở cuối đời.

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng ở Đà Nẵng xâm lược nước ta, ông còn dâng sớ xin vua cho đi đánh giặc “thân già này, còn thuở ngày nào thì xin hiến nước cho ngày ấy” nhưng nhà vua không đồng ý vì thấy ông đã già yếu lắm rồi, đi đâu được mươi bước cũng phải có người dìu, thì cầm quân sao được nên đã xuống chỉ truyền quan tỉnh phúc lại với ông rằng: “Khanh nay đã suy nhược lắm rồi, Trẫm không muốn lấy việc kim cách mà tần phiền kẻ lão thần”.

Đến tháng mười một năm ấy, ông đã mất tại chính quán làng Uy Viễn. Hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi chết, Nguyễn Công Trứ đã trối mọi nghi lễ của triều đình, chỉ dặn con cháu chôn ông ngay tại huyệt đã đào sẵn dưới chõng tre trong ngôi nhà đơn sơ của mình rồi trồng một cây thông với lời nhắn nhủ: “Kiếp sau xin chớ làm người / Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Đó là nỗi niềm tâm sự đồng thời cũng là lời trăng trối của người anh hùng đã ao phen tắm gió, gội sương, chịu đựng nhiều gian lao dằn vặt, đã được gửi gắm vào hình tượng cây thông để bộc lộ thái độ sống sâu lắng, thâm trầm biểu hiện khí chất của một con người ngất ngưởng, ngang tàng, nhưng luôn có tâm tư để mỉm cười khi đau thương, thở than khi vui vẻ. Nói là kiếp sau xin chớ làm người, song vẫn sôi nổi, đòi được sống khuyên người đời dù rơi vào hoàn cảnh bi đát đi chăng nữa cũng phải can đảm sống.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w