Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro hệ thống và ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 74)

IV. Mô hình xác định kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro hệ thống

3.Nhận xét chung

Hai phân tích trên đều cho cùng một kết quả phù hợp với lý thuyết – khi ước lượng rủi ro hệ thống thì thời kỳ ước lượng nên chọn là 3 năm với lợi suất theo ngày.

Một số cổ phiếu có độ ổn định theo thị trường khá cao như: BBC. BPC, GIL, HAP, HAS, KHA, REE, SAV, TMS và TRI. Các cổ phiếu có độ tự ổn định tương đối tốt là: AGF, BBC, BPC, BT6, CAN, HAP, KHA, SAV, TMS, TRI.

Kết quả trên cho thấy, có những cổ phiếu đi theo thị trường nhưng độ tự ổn định lại không tốt lắm như: GIL, HAS và REE còn có những cổ phiếu không theo sát thị trường nhưng lại tự ổn định tốt như: AGF, BT6 và CAN.

Đặc biệt với 2 cổ phiếu HAP và TMS, lựa chọn thời kỳ ước lượng là 3 năm cho kết quả ước lượng chính xác.

Vậy, rủi ro hệ thống của các cổ phiếu lựa chọn ước lượng được là: Mã cổ phiếu Hệ số bêta Mã cổ phiếu Hệ số bêta AGF 0.921112 KHA 0.87460 BBC 0.829905 LAF 0.653461 BPC 0.666290 PMS 0.688550 BT6 0.819958 REE 1.000446 BTC 0.367841 SAM 1.046544 CAN 0.571727 SAV 0.889621 DPC 0.683138 SGH 0.557065 GIL 0.907022 TMS 0.770487 GMD 0.838028 TRI 0.858542 HAP 0.964359 TS4 0.600662 HAS 0.651928 VTC 0.501670

KẾT LUẬN

Phương pháp ước lượng rủi ro hệ thống đã trở nên rất quen thuộc đối với những người quan tâm đến thị trường nhưng vấn đề lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng để có được kết quả ước lượng chính xác thì gần như chưa được quan tâm đến nhiều. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đang “xuống dốc không phanh” như thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng đầu năm 2008 như vừa qua thì đánh giá rủi ro của cổ phiếu là một vấn đề lớn cần phải chú ý. Hơn nữa, thị trường chứng khoán nào sau một thời gian hình thành với những đặc trưng riêng có của nó cũng dần đi vào quỹ đạo chung nên cần có những nghiên cứu về sự ổn định cho thị trường.

Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước

lượng rủi ro hệ thống và ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,

một số vấn đề sau đã được tập trung giải quyết:

Thứ nhất, những khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán được tìm

hiểu, bên cạnh đó là những tổng hợp chung về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ hai, phân tích một số vấn đề gặp phải khi ước lượng rủi ro hệ

thống theo 2 phương pháp CAPM và SIM như chuỗi lợi suất và độ dao động, trên cơ sở đó đưa ra mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng.

Thứ ba, ứng dụng mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước

lượng trên số liệu thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam để ước lượng rủi ro hệ thống.

Do vấn đề nghiên cứu còn khá mới, bị hạn chế về kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này và kĩ năng thực hành của em còn hạn hẹp nên chuyên đề

khó tránh khỏi những khuyếm khuyết, thiếu sót. Em xin kính nhận những ý kiến phê bình, đóng góp cùng những chỉ dẫn cụ thể của các thầy cô giáo, các anh chị hướng dẫn thực tập của nhóm Trading để em có thể nâng cao kiến thức thực tiễn và kĩ năng thực hành của mình.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Ngô Văn Thứ cùng các anh chị trong nhóm Trading - phòng Đầu tư và tư vấn tài chính, công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro hệ thống và ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 74)