MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu u1044 (Trang 67)

3.5.1 Kiến nghị với nhà nước.

Hoạt động TTQT là một lĩnh vực rất quan trọng không những đối với hoạt động ngoại thương,mà cả đối với nền kinh tế đất nước nói chung.Trong khi đó, hiện nay hoạt độngTTQT lại phát triển rất mạnh mẽ và phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp không những từ phía các ngân hàng mà còn phải có sự phối hợp của nhà nước để điều chỉnh hoạt động TTQT sao cho nó hoạt động tốt nhất nhằm dáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đất nước.Dưới đây là một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển hơn nữa.

3.5.1.1. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT.

Hoạt động TTQT ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động TTQT không thể phát triển được. Tuy nhiên, vì hoạt động ngoại thương là hoạt động giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, nên các chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT cũng thường có quốc tịch khác nhau, vì vậy họ tuân thủ theo những luật pháp riêng của đất nước họ nhưng vẫn tuân thủ theo những nguyên tắc, thông lệ quốc tế nhất định nếu nó được dẫn chiếu đến. Điều đó có

nghĩa là, hệ thống luật pháp của các quốc gia vẫn là quy tắc tối cao nhất điều chỉnh quan hệ pháp lý của các chủ thể trong mỗi quốc gia, còn thông lệ quốc tế chỉ là quy tắc mà thôi. Trong khi đó, ở Việt Nam hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ quốc tế vẫn còn rất sơ xài, thiếu đồng bộ và có sự chồng chéo lẫn nhau. Đặc biệt là ở Việt Nam chưa có quy định riêng nào điều chỉnh các quan hệ về TTQT trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định nào của Chính phủ mà cho đến nay, các quy định của pháp luật về TTQT vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau nên chưa có sự thống nhất, chặt chẽ. Nhà nước ta cần phải xây dựng và ban hành ra một hệ thống luật đồng bộ nhằm điều chỉnh các lĩnh vực có liên đến hoạt động xuất nhập khẩu, đến hoạt động TTQT để đảm bảo tránh được những tranh chấp không đáng có do hệ thống pháp luật gây ra.

3.5.1.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Trong những năm gần đây, cán cân thanh toán của nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt do hoạt dộng nhập siêu diễn ra trong nhiều năm liên tục. Vấn đề này làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam luôn nằm trong tình trạng thâm hụt và khan hiếm ngoại tệ, điều này làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động thanh toán nói chung, đến hoạt động TTQT nói riêng. Từ thực tế trên, nhà nước ta cần phải có những giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước bằng cách giảm các loại thuế như thu nhập doanh nghiệp,thuế nguyên vật liệu đầu vào, ... có chính sách ưu đãi về lãi xuất đối với các hoạt động đầu tư trong nước nhằm tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời nhà nước cũng phải đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo hộ nền sản xuất còn non yếu trong nước.

3.5.2. Kiến nghị với NHNo& PTNTVN.

NHNo&PTNT Nam Hà Nội là một chi nhánh nằm trong hệ thống NHNo& PTNTVN. Do đó nó chịu sự quản lý của NHNo& PTNTVN, vì vậy chi nhánh Nam Hà Nội nên kiến nghị với NHNo& PTNTVN về những vấn đề sau:

Cần hiện đại hoá công nghệ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

Hiện nay tất cả các chi nhánh của NHNo đều sử dụng phần mền do trụ sở chính cung cấp, nhưng phần mền SWIFT nội bộ của NHNo đã không còn đáp

ứng kịp nhu cầu phát triển mạnh mẽ của Nam Hà Nội nói riêng, của tất cả các chi nhánh của NHNo nói chung. Chính vì vậy, NHNo cần phải nhanh chóng nghiên cứu và triển khai ứng dụng phần mền mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế, đồng thời cũng làm giảm thiểu rủi ro do những trục trặc của hệ thống máy tính gây ro.

Tăng cường chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động TTQT.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát được coi là một hoạt động hết sức quan trọng giúp cho hoạt động TTQT phát triển tốt hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn. Do đó, cần phải xây dựng lực lượng thanh tra, kiển tra đủ cả về số lượng cũng như chất lượng có trình độ ngoại ngữ giỏi, có nghiệp vụ ngân hàng chuyên sâu, am hiểu pháp luật, có phẩm chất đạo đức và có bản lĩnh trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc .

NHNo& PTNTVN cần thường xuyên phối với với các ngân hàng khác trao đổi kinh nghiệm cũng như nghiệp vụ TTQT nhằm nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.5.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT của ngân hàng, do đó ngân hàng cần phải kiến nghị với ngân hàng một số vấn đề sau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bên cạnh đó làm tăng hiệu quả cho hoạt động TTQT của ngân hàng.

Các doanh nghiệp nên nâng cao trình độ, hiểu biết về TTQT, cũng như về phong tục tập quán, thông lệ quốc tế nhằm làm giảm những tranh chấp không đáng có về mặt luật pháp cũng như về nghiệp vụ TTQT. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu kĩ về đối tác mà mình liên kết nhằm tránh những hậu quả không tốt sau này cho doanh nghệp cũng như ngân hàng.

Ngoài ra, trong tình hình cán cân thanh toán của nước ta đang bị thâm hụt nặng nề như hiện nay thì các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nên chủ động về ngoại tệ nhằm giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc thanh toán.

KẾT LUẬN

Việt Nam vừa ra nhập WTO , bên cạnh đó quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam cũng đang tham gia vào đã và đang mang lại cho Việt Nam bước chuyển mình mới. Quá trình hội nhập mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam. Và trong vài năm tới khi Việt Nam chính thức mở cửa lĩnh vực ngân hàng thì các ngân hàng nước ngoài sẽ mở rộng mạnh mẽ mạng lưới hoạt động của họ tại Việt Nam. Khi đó các ngân hàng của Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn đó là sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng có thế mạnh lớn về vốn, kinh nghiệm, kĩ thuật của các ngân hàng nước ngoài.

Đứng trước nguy cơ đó, các ngân hàng của Việt Nam cần phải chuẩn bị cho mình đầy đủ về tất cả các mặt để tự tin đói mặt với sự cạnh tranh Để có đủ năng lực và tự tin đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó. Không nằm ngoài quy luật đó,NHNo nói chung, chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng cần phải đẩy mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Áp dụng mọi biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế rủi ro cho khách hàng và tiếp tục phát huy được vai trò và thế mạnh của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ Đàm Quang Vinh đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn tập thể cán bộ và đặc biệt là các anh chị phòng Thanh toán Quốc tế NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em tiếp xúc và tham gia thực tế công việc trong thời gian em thực tập tại đây, những kinh nghiệm thực tế này đã giúp ích cho em rất nhiều để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

LỜI CAM ĐOAN

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “ một số biện pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội “ là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Đàm Quang Vinh và sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phòng Thanh Toán Quốc Tế.

Em xin cam đoan chyên đề này là do sự tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập số liệu tại ngân hàng, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ chuyên đề,luận văn nào khác.

Nếu có sai xót nào em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà nội, ngày 27 tháng 04 năm 2008.

Sinh viên thực hiện.

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đàm Quang Vinh đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, thực tập và hoàn thành đề án “Một số biện pháp phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội”.

Em cũng xin chân thành cảm ơn ban nhà trường, khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế, bộ môn Kinh doanh quốc tế, lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, các anh chị trong phòng Thanh Toán Quốc Tế đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. I. TÀI LIỆU TỪ SÁCH, GIÁO TRÌNH.

1. PGS.TS. Đinh Xuân Trình, Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, Đại học Ngoại thương, NXB Giáo dục, 1998.

2. TS. Phan Thị Thu hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình NHTM quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, 2002.

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, tập I, KTQD, NXB Thống kê, 2001.

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, tập II, KTQD, NXB Lao động – Xã hội, 2003.

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, 2005.

6. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán Quốc tế & Tài trợ thương mại, NXB Thống kê, 2005.

7. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán Quốc tế, NXB Thống kê, 2007.

8. Quy tắc về thực hành thống nhất về nhờ thu, số 522, của ICC xuất bản năm 1995.

9. Quy tắc về thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 500, của ICC xuất bản năm 1998.

II. TÀI LIỆU CỦA NGÂN HÀNG

10.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

11.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

12.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

13. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của phòng TTQT năm 2004, 2005, 2006, 2007.

14. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ TTQT& Kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam.

III. TÀI LIỆU TỪ INTERNET.

13. http://www.Vnanet.vn ngày 19/1/2007, cam kết của Việt Nam trong lĩnh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn NHTH Ngân hàng thu hộ

NHNT Ngân hàng nhờ thu NHPH Ngân hàng phát hành NHXN Ngân hàng xác nhận NHTM Ngân hàng thương mại KT-KT Kiểm tra – kiểm toán KH-NV Kế họach – nguồn vốn TTQT Thanh toán Quốc tế XNK Xuất nhập khẩu TTV Thanh toán viên L/C Thư tín dụng

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của ngân hàng năm 2005-2007...37

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động vốn...39

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ của ngân hàng năm 2005-2007...41

Bảng 2.4. Doanh thu Từ hoạt động TTQT năm 2005-2007...42

Bảng 2.5. Doanh thu từ hoạt động chuyển tiền ...46

Bảng 2.6. Doanh thu từ hoạt động nhờ thu ...49

Bảng 2.7. Doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ...52

Bảng 2.8. Doanh thu từ hoạt động TTQT...53

DANH MỤC CÁC HÌNH. Hình 1.1. Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền...14

Hình 1.2. Quy trình thanh toán bằng nhờ thu phiếu trơn... ...17

Hình 1.3. Quy trình thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ...18

Hình 1.4. Quy trình thanh toán bằng L/C...24

Hình 1.5. Quy trình thanh toán bằng phương thức ghi sổ...27

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng...33

Hình 2.2. Biểu đồ doanh thu từ hoạt động chuyển tiền ...45

Hình 2.3. Biểu đồ doanh thu từ hoạt động nhờ thu...48

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG I :...3

LÝ LUẬN LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

1.1. KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ...3

1.2.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ...4

1.2.1. Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế...4

1.2.2.Đối với các ngân hàng thương mại...5

1.2.3. Đối với các doanh nghiệp XNK...6

1.3. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ...6

1.3.1. Hối phiếu...7

Khái niệm...7

1.3.2. Kỳ phiếu...9

1.3.2.1. Khái niệm ...9

1.3.2.2.Đặc điểm riêng của kỳ phiếu. ...10

1.3.3. Séc...10

1.3.3.1. Khái niệm ...10

1.3.3.2. Phân loại séc...10

1.4.CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ...12

1.4.1. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền...13

1.4.1.1. Khái niệm...13

1.4.1.2. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền...14

1.4.2. Phương thức nhờ thu...16

1.4.2.1. Khái niệm...16

1.4.2.2. Phân loại...16

1.4.2.2.1. Nhờ thu phiếu trơn...17

1.4.2.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ...18

1.4.3.Phương thức tín dụng chứng từ...20

1.4.3.1. Khái niệm...20

1.4.3.2. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ...20

1.4.3.3. Nội dung của phương thức tín dụng chứng từ...21

1.4.4. Một số phương thức thanh toán khác...26

1.4.4.1. Phương thức ứng trước...26

1.4.4.2. Phương thức ghi sổ...27

1.5.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ...28

1.5.1.Các yếu tố khách quan...28

1.5.1.1.Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước...28

1.5.1.2. Sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia...29

1.5.2. Các nhân tố chủ quan...29

1.5.2.1. Trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên...29

1.5.2.3. Mạng lưới các ngân hàng đại lý...30

1.6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY...31

CHƯƠNG II :...32

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI...32

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI...32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Nam Hà Nội...32

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội ...36

2.1.3. Tình hình lao động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những năm gần đây...37

2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội...38

2.1.4.1. Tình hình Hoạt động huy động vốn...38

2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng...39

2.1.4.3. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 41 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT GIAI ĐOẠN 2004 - 2007. ...43

2.2.1. Khái quát chung về các phương thức TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội cung cấp...43

2.2.3. TTQT bằng chuyển tiền...43

2.2.3.1. Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội...43

2.2.3.2. Kết quả hoạt động chuyển tiền ...45

2.2.4. TTQT bằng Nhờ thu...46

2.2.4.1. Quy trình thanh toán bằng nhờ thu của NHNo & PTNT Nam Hà Nội...46

2.2.4.2. Kết quả hoạt động của phương thức nhờ thu...48

2.2.5. TTQT bằng tín dụng chứng từ...49

2.2.5.1. Quy trình thanh toán bằng L/C...49

2.2.5.2. Kết quả hoạt động thanh toán bằng L/C...51

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...53

2.3.1. Kết quả đạt được...53

2.3.2. Tồn tại...54

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại...56

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng...56

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng...57

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ...59

3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TTQT ...59

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NHNo NAM HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010. ...60

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNo NAM HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu u1044 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w