0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HẢI QUAN THEO MÔ HÌNH HẢI QUAN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY POT (Trang 74 -78 )

- Cửa khẩu sân bay quốc tế:033 Cửa khẩu đường sắt:

3.2.4. Các giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu đặt ra phải có một đội ngũ cán bộ, công chức hải quan có kỷ luật, trung thực, chuyên môn nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp và có tinh thần phục vụ văn minh lịch sự cần có các giải pháp:

- Phải xây dựng cơ cấu ngạch công chức đối với từng đơn vị theo từng loại hình và trong toàn ngành. Sử dụng đúng và phát huy tốt hiệu quả đội ngũ theo đúng ngạch công chức theo đúng nguyên tắc làm việc gì thì bố trí đúng cán bộ giữ ngạch đó.

- Xây dựng tiêu chuẩn công chức của ngành hải quan. Căn bản chuẩn hóa đội ngũ theo chức danh tiêu chuẩn đã được xác định; xác định các chỉ tiêu ngành nghề phải đào tạo (đào tạo mới, đào tạo lại); xác định các yêu cầu cán bộ công chức phải đạt được để có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, công nghệ mới để làm chủ phương tiện kỹ thuật mới, thực hiện nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ theo chức danh tiêu chuẩn công chức. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị từ cơ quan Trung ương (các Vụ, Cục) đến Hải quan Vùng, các Chi cục để sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp đồng thời để tính toán cơ cấu trình độ cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ. Cơ cấu trình độ cán bộ, công chức hải quan các cấp thực hiện theo định hướng cơ cấu bố trí cán bộ Lãnh đạo và công chức thừa hành nêu tại phần trên và thực hiện theo quy hoạch kế hoạch cán bộ đến năm 2005 và 2010.

Xây dựng tiêu chuẩn về trình độ cho cán bộ lãnh đạo các cấp; cán bộ công chức làm tham mưu tại các đơn vị ở cơ quan Tổng cục và Hải quan Vùng. Phải hoàn thiện quy hoạch về đào tạo cán bộ, công chức hải quan; hoàn thiện đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong những năm qua để rút ra nhưng ưu điểm hạn chế để có hướng khắc phục; tiến hành điều tra cơ bản, thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; phân loại cán bộ công chức để đào tạo theo độ tuổi, công tác đang đảm nhiệm, cơ cấu trình độ chuyên môn. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại công chức: công chức lãnh đạo; công chức làm công tác tham mưu; công chức làm trực tiếp: kiểm hóa, tính thuế, điều tra chống buôn lậu... Đối với công chức lãnh đạo

ngoài bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cần tăng cường bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành. Nhanh chóng triển khai đào tạo bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức trước mắt đối với công chức thừa hành trực tiếp làm nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa, tính thuế và kiểm tra sau thông quan và đối với lãnh đạo các cấp.

- Xây dựng quy chế tuyển dụng, bố trí, luân chuyển theo nguyên tắc: đúng người, đúng việc. Căn cứ vào khối lượng công việc tăng hàng năm từ 20 đến 25%, song song với đưa các tiến bộ của công nghệ quản lý hiện đại hàng năm cần phải tăng biên chế đủ sức đảm đương công việc. Việc tăng biên chế căn cứ vào: nhu cầu công việc tăng lên bao gồm khối lượng công việc tăng do sự gia tăng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; thành lập các đơn vị mới; nhu cầu giải quyết sức ép về sự quá tải của công chức làm nghiệp vụ tại các cửa khẩu; nhu cầu đảm bảo kỷ cương phép nước trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đảm bảo an ninh quốc gia do nhịp độ phát triển xuất khẩu, nhập khẩu càng tăng tính chất phức tạp càng lớn nhất là trong điều kiện đường biên giới trên bộ và trên biển của đất nước vừa lớn vừa phức tạp. Tuyển dụng theo đúng tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. Căn cứ nhu cầu từng loại công việc, xác định cơ cấu ngành nghề cần tuyển cho từng đơn vị. Lập kế hoạch tuyển dụng theo cơ cấu của ngành theo từng năm trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được phân bổ. Trên cơ sở kế hoạch và cơ cấu được xác định, tập trung tuyển chọn có chọn lọc để tuyển dụng được người tài, người có năng lực, phẩm chất tốt trong các ngành nghề thuộc cơ cầu cần bổ sung. Xây dựng chế độ thi tuyển chặt chẽ, có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng nhân tài, tuyển chọn chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn trọng yếu của ngành.

- Thực hiện quy hoạch cán bộ theo các nội dung đã được chuẩn hóa. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức có hệ thống, có kế hoạch, cập nhật được các kiến thức hiện đại. Ngành Hải quan cần triển khai tích cực việc đào tạo và đạo tạo lại cán bộ theo hướng: tiến hành đào tạo đồng bộ cho nhân viên sử dụng, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng, cán bộ quản lý các cấp để có thể đưa các thiết bị hiện đại vào hoạt động một cách hiệu quả, lâu dài; kết hợp cả phương án đào tạo trong nước và ngoài nước nhằm tạo hiệu quả cao trong việc tạo ra đủ nguồn nhân lực cho công tác hiện đại hóa nói chung và cho việc triển khai các trang thiết bị kỹ thuật nói riêng; Khi đưa các phương tiện kỹ thuật vào sử dụng phải bố trí hợp lý dây chuyền làm việc tạo luồng thông thoáng, không chồng

chéo, bố trí người phù hợp có đủ trình độ theo yêu cầu công việc để phát huy hiệu quả của phương tiện kỹ thuật.

- Xây dựng tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động của Trung tâm đào tạo. Hoàn chỉnh hệ thống giáo trình phù hợp với các loại hình đào tạo công chức theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Triển khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành trước khi đề bạt, bổ nhiệm. Gắn quy hoạch đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài. Phát triển các chuyên đề nghiệp vụ mới trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành hiện tại cũng như trong thời gian tới. Đồng thời đổi mới chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi loại cán bộ công chức có nội dung bồi dưỡng phù hợp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ và khả năng thực hiện kế hoạch cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp. Xây dựng các quy định về định mức, về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy cán bộ, công chức đi học để nâng cao trình độ. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp cho công chức thừa hành như: kỹ năng kiểm tra giám sát máy bay, tàu thuyền, ô tô; kỹ năng về thương phẩm học đối với hàng hóa đặc biệt như: thuốc tân dược, hóa chất, vải sợi, máy móc... kỹ năng kiểm hóa; tuần tra kiểm soát... Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chính sách để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành theo mục tiêu đề ra. Việc đào tạo chuyên gia có thể dưới các hình thức cho phù hợp, hiệu quả, có thể gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đội cán bộ, công chức khoa học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phân tích phân loại hàng hóa. Phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia Hải quan trên các lĩnh vực công tác quan trọng của ngành như: chuyên gia nghiên cứu hoạch định chính sách; chuyên gia về công nghệ; chuyên gia về kiểm tra giám sát và thu thuế; giáo viên giỏi; chuyên gia về thanh tra hải quan; chuyên gia về đấu tranh chống buôn lậu; chuyên gia về máy móc thiết bị kiểm tra Hải quan; chuyên gia về máy móc thiết bị và công cụ phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu; chuyên gia về kỹ thuật hội nhập quốc tế và đàm phán quốc tế..

- Cần có chế độ chính sách phù hợp, tương xứng với tính chất đặc thù của công việc Hải quan. Thông qua thực hiện thí điểm chính sách khoán biên chế, khoán kinh phí

hoạt động cần bố trí kinh phí đầu tư cho con người phù hợp, đảm bảo mức thu nhập phù hợp với mặt bằng chung của xã hội, tạo điều kiện cho thực hiện liêm chính hải quan và nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ. Có chế độ đãi ngộ đối với những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực hải quan; dành biên chế tăng hàng năm và chế độ chính sách ưu đãi như (tiền lương, nhà ở…) để thu hút, tuyển dụng những người thực tài đã được đào tạo ở trong nước cũng như nước ngoài vào ngành hải quan. Trên cơ sở chế độ chính sách phù hợp và với tính chất đặc thù để đảm bảo việc đãi ngộ tương xứng công sức và tính chất phức tạp của hoạt động hải quan bao gồm: chế độ dưỡng liêm cho toàn lực lượng; chế độ đối với công chức làm nhiệm vụ ở biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa; chế độ đối với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu trên bộ, trên biển. Các chế độ chính sách đãi ngộ đặc thù của Ngành cùng với chế độ chung đối với cán bộ công chức hợp thành một hệ thống chế độ, chính sách đãi ngộ cho công chức hải quan đảm bảo cuộc sống ở mức trung bình khá cho bản thân và gia đình họ trong mối tương quan chung của xã hội góp phần đảm bảo cho công chức hải quan yên tâm, tự hào, tự trọng với nghề nghiệp, tích cực trong cống hiến phục vụ.

- Xây dựng lại quy chế quản lý cán bộ, hoàn thiện hệ thống quản lý cán bộ và chuẩn hóa các khẩu của công tác quản lý cán bộ bao gồm tuyển dụng, đào tạo lại, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá nhận xét cán bộ, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức... Quy định rõ quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị trong từng khâu công tác. Thực hiện nghiêm chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật và vấn đề liêm chính hải quan..., cụ thể: Xây dựng hệ thống các quy định về chế độ công tác và các quy chế công tác đối với từng cấp, từng đơn vị, từng khâu công tác, từng loại công chức (từ công chức lãnh đạo đến công chức thừa hành). Trong đó: thể hiện rõ việc cá thể hóa trách nhiệm đối với từng cấp, từng người, từng khâu công tác; phân cấp sâu và cụ thể cả quyền hạn và trách nhiệm đối với cơ sở; đặc biệt tập trung xây dựng đổi mới các chế độ, các quy chế về công tác cán bộ nhất là chế độ quản lý cán bộ. Xây dựng đầy đủ quy chế về tuyển dụng, đánh giá, sử dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm trên cơ sở quy định chung về công tác cán bộ của Trung ương, có sự vận dụng phù hợp, sát thực với tính chất đặc thù của lực lượng Hải quan nhằm phát huy đúng và đầy đủ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, ngăn ngừa tiêu cực.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng quy chế về thanh tra, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ và nội bộ lực lượng với sự cá thể hóa trách nhiệm của từng vị trí lãnh đạo các cấp, các cơ quan nghiệp vụ trong Ngành đối với công tác thanh tra, kiểm tra, lấy kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa là chủ yếu; tăng cường lực lượng thanh tra chuyên nghiệp với một hệ thống chặt chẽ từ Tổng cục đến Chi cục, thực hiện sự chỉ đạo theo hệ thống dọc về nội dung và nghiệp vụ có sự phối hợp với cơ sở đảm bảo sức mạnh cho việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra mà đặc biệt tập trung cho kiểm tra nội bộ và đảm bảo liêm chính hải quan.

Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp với đặc trưng hoạt động của Ngành bao gồm cả sự động viên và tinh thần vật chất đúng mức tạo đòn bẩy thực sự trong thực hiện nhiệm vụ. Có cơ chế khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, công bằng. Quy định cụ thể về mức thưởng vật chất tương xứng với thành tích, công lao và sự hy sinh trong từng trường hợp. Có chế độ khuyến khích, ưu đãi trong chính sách cán bộ đối với những người có thành tích lớn như ưu tiên trong sắp xếp, bổ nhiệm, nâng lương, đào tạo...

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đảm bảo liêm chính hải quan. Hoàn chỉnh các quy định về kỷ luật, kỷ cương nội bộ với một hệ thống quy định chặt chẽ, định rõ tính chất sai phạm đối với từng nhóm hành vi cùng hình thức xử lý tương xứng. Nghiên cứu xây dựng lại những điều kỷ luật đối với công chức hải quan đảm bảo cho công chức dễ học, dễ nhớ và quần chúng nhân dân dễ giám sát. Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo nghiêm minh, kịp thời, công bằng, hợp lý có sức giáo dục, răn đe ngăn chặn cao. Kết hợp với tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung về liêm chính hải quan đồng thời xây dựng kế hoạch từng bước đảm bảo các yếu tố vật chất và tinh thần để thực hiện liêm chính hải quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HẢI QUAN THEO MÔ HÌNH HẢI QUAN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY POT (Trang 74 -78 )

×