Các giải pháp về thể chế (pháp luật)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 64 - 69)

- Cửa khẩu sân bay quốc tế:033 Cửa khẩu đường sắt:

3.2.1.Các giải pháp về thể chế (pháp luật)

Việc đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại là một nội dung lớn và khá phức tạp. Đổi mới phải trên cơ sở tuân thủ các tiêu chí mang tính khoa học được đặt ra trước yêu cầu của thực tiễn, nên muốn hiệu quả cần xác định mô hình tổ chức

trong tương lai. Hệ thống tổ chức của Hải quan hình thành và phát triển có tính truyền thống, gắn với lịch sử phát triển của Nhà nước cách mạng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Khi chuyển hóa yếu tố mang tính truyền thống kết hợp với yếu tố mang tính hiện đại và thời đại cần có bước đi thích hợp. Ngoài nội dung có tính chung nhất của các giải pháp trong đổi mới tổ chức với ý nghĩa như là: tiền đề để có thể tiến hành đổi mới, cần khai thác và bám sát định hướng về mô hình tổ chức tương lai. Trong khoa học tổ chức quá trình hoạch định và xác định mô hình tương lai có ý nghĩa vô cùng quan trọng mang tính nền tảng, định hướng cho cả quá trình đổi mới. Với ý nghĩa đó quá trình đổi mới tổ chức Hải quan cũng bắt đầu từ việc xây dựng một mô hình tổ chức cho tương lai theo yêu cầu của Hải quan hiện đại. Mô hình tổ chức này cần phải được xác định:

- Tổ chức bộ máy bên trong và chức năng nhiệm vụ của Hải quan các cấp được thiết kế dựa trên hệ thống thu thập, phân tích, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, từng bước ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin và kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ hải quan;

- Mọi hoạt động theo chức năng củ từng tổ chức trong hệ thống đều dựa trên cơ sở thu thập, phân tích, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, áp dụng các tiêu chí quản lý rủi ro gắn với mọi quy trình nghiệp vụ của các tổ chức, giúp cho cả hệ thống tổ chức tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ thiệt hại. Thực hiện việc quản lý điều hành thống nhất tập trung từ Tổng cục Hải quan đến các Hải quan cửa khẩu;

- Tổ chức mới phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nguồn thông tin thu thập được phục vụ cho công tác quản lý điều hành;

- Thực hiện quản lý thực chất các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Chuyển dần vị thế cơ quan Hải quan từ quản lý hành chính đơn thuần sang vị thế mới là cơ quan đối tác, phục vụ. Hướng tới một cơ quan Hải quan hiện đại có chất lượng phục vụ tốt nhất ngang tầm với khu vực và thế giới.

Đặt trong trường hợp Mô hình tổ chức của Hải quan Việt Nam hiện đại giả định được thiết kế theo mô hình như sau:

Biểu đồ 3.1: Mô hình giả định tổ chức của Hải quan Việt Nam hiện đại

Dự kiến giai đoạn 1 sẽ quy hoạch lại thành 14 Hải quan Cục và Vùng.

Tiêu chí để phân vùng quy hoạch là: Khối lượng công việc; đặc thù loại hình công việc; khả năng di chuyển kiểm soát; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin; đặc điểm văn hoá truyền thống; dự báo khả năng phát triển

tổng cục hải quan

(Dự kiến sắp xếp lại tại biểu đồ 3.2)

Dự kiến sau khi quy hoạch lại thành 14 Hải quan Cục và Vùng sẽ tiến hành quy hoạch lại mạng lưới Hải quan cấp Chi cục.

Tiêu chí quy hoạch theo: công việc; đặc thù loại hình công việc; khả năng di chuyển kiểm soát; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin; đặc điểm văn hoá truyền thống; dự báo khả năng phát triển; khả năng đầu tư... các tiêu chí này không phụ thuộc vào địa giới hành chính

hải quan vùng

Biểu đổ 3.2: Tổ chức của cơ quan Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan

Nhóm các cơ quan tham mưu giúp việc Tổng cục trưởng: 1. Văn phòng Tổng cục Hải quan

2. Vụ Tài chính

3. Vụ Quản lý nguồn nhân lực 4. Thanh tra Hải quan

5. Vụ Pháp chế và quan hệ công chúng 6. Vụ Hợp tác quốc tế

7. Vụ kế hoạch chiến lược

8. Vụ Công tác chính trị và liêm chính hải quan

9. Cơ quan đại diện của Tổng cục Hải quan tại phía Nam

Các đơn vị nghiệp vụ:

1. Cục quản lý thông quan và thuế quan 2. Cục kiểm tra sau thông quan

3. Cục kỹ thuật nghiệp vụ hàng hoá XNK 4. Cục thông tin nghiệp vụ hải quan 5. Cục điều tra chống buôn lậu

Các đơn vị sự nghiệp:

1. Trường Hải quan Việt Nam 2. Viện Nghiên cứu Hải quan 3. Báo Hải quan Việt Nam

Từ mô hình mang tính giả định, dự kiến trên yêu cầu phải xây dựng các văn bản pháp luật thừa nhận mô hình này như việc sửa đổi các quy định của Luật Hải quan xác định mô hình, cơ cấu tổ chức của Hải quan từ trung ương xuống đến cấp Chi cục. Đồng thời xây dựng nghị định mới quy định chức năng nhiệm vụ của từng cấp, từng đơn vị theo mô hình và cơ cấu tổ chức mới. Để thực hiện được yêu cầu này các giải pháp về thể chế pháp luật cần tập trung vào các nội dung như:

-Đánh giá hiệu quả của hệ thống tổ chức bộ máy hiện hành cả ở Tổng cục và Hải quan địa phương (địa bàn hoạt động, tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, quan hệ phối hợp). Từ những nội dung đã phân tích có tính chung nhất về ưu điểm, bất cập ở trên muốn đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hải quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới cần phải tiến hành tổng kết toàn diện về hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức hiện hành. Việc đánh giá phải được dựa trên các bộ tiêu chí đánh giá chuẩn, có thể bao gồm: mục tiêu của thành lập tổ chức; quy mô của tổ chức (là cấp gì); chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động; số lượng cán bộ; trình độ và cơ cấu cán bộ; mức chi phí cho hoạt động của đơn vị; đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; những bất cập liên quan đến hoạt động của tổ chức; sự cần thiết của tổ chức trước yêu cầu chung... Thông qua kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức Hải quan chỉ rõ những vấn đề tồn tại về quy định mang tính pháp liên quan đến quyết định mô hình tổ chức, cơ cấu, cơ chế hoạt động, chức năng và thẩm quyền... cần sửa đổi bổ sung, điều chỉnh; cũng thông qua kết quả đánh giá chỉ rõ những yếu kém tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đưa ra các đề xuất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hải quan các cấp.

- Đối chiếu yêu cầu của phương pháp quản lý hiện đại dựa trên công nghệ thông tin, quản lý rủi ro và trang thiết bị kỹ thuật. Xây dựng phương án đổi mới tổ chức. Đây là nhóm giải pháp quan trọng, bởi tương ứng với mỗi phương pháp cách thức quản lý ứng với một mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động phù hợp. Mô hình tổ chức hiện tại là sự kế thừa và phát triển của cả một quá trình xây dựng và trưởng thành qua hơn 60 năm. Phương án tổ chức mới được xây dựng theo yêu cầu của mô hình quản lý hải quan hiện đại phải được tiến hành thận trọng, khoa học và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn. Phương án tổ chức mới phải được xây dựng trên cơ sở yêu cầu khách quan, có nghĩa là

từ nhiệm vụ, quy trình thủ tục đặt ra yêu cầu hình thành tổ chức. Tổ chức là mới hay được điều chỉnh phải được quy định một cách rõ ràng, minh bạch về chức trách nhiệm vụ, thẩm quyền cũng như địa vị pháp lý trong hệ thống tổ chức Hải quan nói riêng và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nói chung. Kết quả của nhóm giải pháp này phải đạt được là:

- Xây dựng đề án quy hoạch lại mạng lưới tổ chức của toàn ngành hải quan (tổ chức gồm mấy cấp; cụ thể như thế nào...). Nội dung của Đề án phải nêu một cách đẩy đủ, toàn diện những luận cứ khoa học, thực tiễn về tổ chức và hệ thống tổ chức trên cơ sở đó đưa ra quan điểm quy hoạch mạng lưới và thiết lập tổ chức một cách khoa học, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, cơ chế quản lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam.

- Xây dựng đề án thiết lập các đơn vị tham mưu thuộc Tổng cục Hải quan dựa trên nền tảng đã có, xuất phát từ yêu cầu, cách thức quản lý mới để thành lập, sáp nhập...

- Chuẩn hóa chức năng nhiệm vụ, phương pháp điều hành quản lý của hải quan các cấp theo mô hình hải quan hiện đại. Đồng thời với xây dựng đề án cải cách mạng lưới tổ chức trong toàn ngành phải xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của từng đơn vị tổ chức trong cả hệ thống tổ chức; mối quan hệ của từng tổ chức trong hệ thống tổ chức chung.

- Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, phát hiện và sớm có các biện pháp ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. Xây dựng các văn bản cần thiết để có thể tiến hành đổi mới tổng thể hệ thống tổ chức Hải quan theo yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại (như sửa đổi bổ sung Luật Hải quan; Nghị định về tổ chức bộ máy; Quy chế hoạt động; Quy chế thanh tra kiểm tra; Quy chế phối hợp nội bộ; Quy chế phối hợp hoạt động với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp...)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 64 - 69)