- Cửa khẩu sân bay quốc tế:033 Cửa khẩu đường sắt:
3.2.2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách (cơ chế lãnh đạo, quản lý của Trung ương, địa phương, các ngành chức năng )
Trung ương, địa phương, các ngành chức năng...)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan được quy định tại Điều 12 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005 là: (1) Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; (2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý,
chỉ đạo của Hải quan cấp trên. Hệ thống tổ chức Hải quan được quy định tại Điều 13 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005 là: (1) Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có: (a) Tổng cục Hải quan; (b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thộc trung ương; (c) Chi cục Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương. (2) Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Hải quan các cấp; chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan; hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh thư Hải quan.
Theo quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan; hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam theo Luật Hải quan như trên, nếu tổ chức lại theo mô hình Hải quan hiện đại, nguyên tắc tổ chức hoạt động này vẫn phải đảm bảo tổ chức thực hiện đầy đủ. Nhưng khi đó cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hải quan sẽ bị thay đổi bởi Hải quan Vùng có thể được thiết lập dựa trên việc sáp nhập nhiều Hải quan địa phương hiện nay. Việc này đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể về cơ chế lãnh đạo quản lý của Trung ương, địa phương, các ngành chức năng có liên quan.
- Cần có một sự thay đổi trong thiết kế tổ chức Đảng của ngành đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt hoạt động của Hải quan, đặc biệt là công tác cán bộ; việc chấp hành chính sách pháp luật của cán bộ công chức hải quan. Cơ chế lãnh đạo bảo đảm sự nhất quán trong việc triển khai thực hiện các chính sách của vùng, của từng địa phương nơi có đơn vị Hải quan.
- Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam theo mô hình hiện đại là xử lý dữ liệu tập trung, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, thực hiện thông quan tự động nhưng vẫn đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật đòi hỏi cần có đổi mới về cách thức tổ chức các đơn vị tại cơ quan Tổng cục Hải quan; các đơn vị tham mưu giúp việc tại các Hải quan Vùng... Như vậy, đồng thời với thay đổi về tổ chức, cần đổi mới hay nói một cách khác phải xây dựng một cơ chế phân cấp, phân quyền hợp lý. Việc phân cấp phải đảm bảo rõ ràng về nhiệm vụ, rõ ràng về trách nhiệm, lấy hiệu quả công việc là thước đo...
- Hoạt động hải quan có tính đặc thù, và có liên quan đến nhiều ngành chức năng vì vậy khi đổi mới tổ chức theo mô hình hiện đại cần xây dựng quy chế phối hợp với các ngành chức năng một cách cụ thể phù hợp với mô hình mới. Ví dụ: quan hệ phối hợp giữa Hải quan Vùng với các tỉnh, thành phố. Quan hệ giữa cơ quan Hải quan trong việc đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra sau thông quan. Quan hệ giữa Hải quan Vùng với các cơ quan chức năng như Thương mại, thuế, Kho Bạc, Ngân hàng, Bộ Đội Biên Phòng, Cơ quan kiểm dịch... trong thực hiện những nội dung liên quan vừa bảo đảm yêu cầu phối hợp nhưng cũng phù hợp với các thể thức về quản lý hành chính...