NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở LẠNG SƠN
Trên cơ sở phân tích những biến động mới nhất của tình hình tôn giáo và thực trạng quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lạng Sơn và những bài học kinh nghiệm đã rút ra, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số giải pháp sau để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh:
3.2.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo, chính sách tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Như trình bày của tác giả ở phần trước, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn trong những năm vừa qua là về nhận thức.
Những bất cập, hạn chế trong nhận thức về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước của một bộ phận khá lớn cán bộ đảng viên, đặc biệt trong đó có không ít những người làm công tác tôn giáo, đã dẫn tới không ít địa phương nhìn nhận tôn giáo rất thành kiến, khắt khe, vì vậy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo quá nguyên tắc, cứng nhắc; có nơi lại không coi trọng công tác tôn giáo, dẫn đến tình trạng buông lỏng trong quản lý.
Đối với quần chúng tín đồ các tôn giáo chưa được thường xuyên tổ chức học tập chính sách pháp luật về tôn giáo, do vậy rất dễ bị lừa bịp, kích động tham gia các hoạt động sai phạm, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.
Nghị quyết 24- NQ/TW ngày 16/10/1990 của Ban chấp hành Trung ương về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới đã khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [18, tr.3]. Do vậy đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ làm công tác tôn giáo cần nhận thức “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài” đối với xã hội chúng ta. Có như vậy trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo vừa hạn chế được những mặt tiêu cực, đồng thời phát huy được những mặt tích cực của tôn giáo trong việc xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội văn minh và giầu mạnh.
Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ đảng viên và đông đảo quần chúng tín đồ các tôn giáo về đường lối chính sách đối với tôn giáo, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn trong tình hình mới, theo chúng tôi cần tập trung làm tốt những điểm sau:
Một là, Cần nâng cao nhận thức và hiểu biết trên cơ sở khoa học về nguồn gốc và quá trình phát triển của các tôn giáo trong lịch sử, trong đó có các tôn giáo lớn trên thế giới, ở Việt Nam và trên địa bàn Lạng Sơn. Đồng thời hiểu thấu đáo quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và chính sách cụ thể trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Trên cơ sở đó mà ứng xử với tôn giáo, đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa phương; đáp ứng được nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo của quần chúng có đạo, động viên họ phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, tích cực học tập, lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no. Bên cạnh đó kịp thời ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị xấu xa.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức chính trị- xã hội, thông qua nhiều hình thức phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong đội ngũ cán bộ
đảng viên, đoàn viên và hội viên. Đặc biệt cần chú ý tới quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Định hướng cho các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với lợi ích chung của cả dân tộc.
Cần tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc. Qua đó làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cảnh giác và đấu tranh ngăn ngừa làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của các thế lực phản động trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
3.2.2. Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị cơ sở ở vùng tôn giáo tập trung
Đảng ta đã khẳng định: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị vùng giáo là vấn đề cốt lõi, là biện pháp cơ bản, chiến lược lâu dài mà Đảng, Nhà nước ta đã xác định phải thực hiện tốt. Thực tiễn cho thấy, trọng tâm và trung tâm trong các hoạt động của giáo hội các tôn giáo là quần chúng tín đồ. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chỉ có hiệu quả khi quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo đồng thuận với cách thức quản lý của chính quyền, tự giác chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước trong quá trình hành đạo. Bên cạnh đó, lực lượng chính trị ở vùng giáo hoạt động có hiệu quả thì thu hút được đông đảo quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào cách mạng của địa phương.
Để thực hiện tốt công tác vận động quần chúng và xây dựng lực lượng chính trị vùng tôn giáo, theo chúng tôi cần làm tốt các vấn đề sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và đường lối chính sách đối với tôn giáo nói riêng đến với đông đảo quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Qua đó góp phần để quần chúng tín đồ nâng cao nhận thức và hiểu biết về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối chính
sách về tôn giáo. Từ đó họ tự giác thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Để làm tốt nhiệm vụ trên, Lạng Sơn cần có các giải pháp trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng dân tộc. Đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nên biên tập đề cương tuyên truyền ra tiếng dân tộc và kết hợp tuyên truyền lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Cần chú ý tranh thủ việc giải quyết các vụ việc tôn giáo để tuyên truyền.
Tín đồ các tôn giáo ở Lạng Sơn phần lớn là người dân tộc thiểu số, họ rất tin tưởng ở Đảng và có đức tính thật thà nhưng rất khái tính, do vậy cán bộ làm công tác tôn giáo vận cần gần dân, hiểu dân và giúp dân trong cuộc sống, qua đó góp phần tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền và giáo dục đối với tín đồ các tôn giáo.
Hai là, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng trong vùng giáo. Thực tế tại nhiều địa phương của tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tình trạng là trong khi các đoàn thể quần chúng của ta hoạt động kém hiệu quả, thì ngược lại giáo hội các tôn giáo (nhất là đạo Tin lành) lại tổ chức nhiều hoạt động thu hút được đông đảo tín đồ tham gia. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời tăng cường thu hút tín đồ tham gia hoạt động do các đoàn thể nhân dân phát động, đóng góp chung vào phong trào cách mạng ở địa phương, trước hết các tổ chức đoàn thể phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng địa phương. Phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp với từng vùng miền, từng dân tộc, phải hướng các hoạt động đó vào các nhu cầu đời sống thiết thực của quần chúng, như đẩy mạnh các phong trào xóa đói giảm nghèo; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; từ thiện nhân đạo; xây dựng gia đình, thôn bản, khối phố văn hóa… Qua đó góp phần thu hút tín đồ tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương phát động, góp phần phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn.
3.2.3. Có chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vững chắc ở vùng tôn giáo tập trung, qua đó góp phần tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh hiện thực xã hội bằng hình thức hư ảo vào đầu óc con người. Vậy muốn xóa bỏ hạnh phúc hư ảo, phải xây dựng một xã hội hiện thực tốt đẹp cho quần chúng có đạo. Vì vậy Lạng Sơn cần có kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và thực hiện hiệu quả ở những vùng tôn giáo tập trung bằng các hình thức như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đưa vào thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế; giải quyết việc làm; xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát triển giáo dục và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; coi trọng việc củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các tôn giáo và giữa các tôn giáo với toàn thể xã hội; thường xuyên tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền bá tri thức khoa học, kinh tế cho tín đồ các tôn giáo. Bằng các biện pháp kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các vùng đồng bào theo đạo, qua đó góp phần tạo cơ sở và động lực trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo, đặc biệt ở một tỉnh miền núi như Lạng Sơn, theo chúng tôi cần tập trung theo hướng sau:
Phát triển nông, lâm nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung phù hợp với tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Khai thác và phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh công tác trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng. Hoàn thành giao đất, giao rừng gắn với định canh định cư cho hộ các hộ tín đồ nghèo.
Bên cạnh đó tỉnh cần đẩy mạnh chính sách đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế xã… Phát triển đa dạng các ngành nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng tôn giáo tập trung, tận dụng tốt hơn thời gian lao động và nâng cao thu nhập cho quần chúng tín đồ các tôn giáo.
Cần chú trọng phát triển văn hóa, xã hội để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân nói chung và quần chúng tín đồ các tôn giáo nói riêng. Theo chúng tôi cần làm tốt các công tác sau:
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lượng giáo dục được đảm bảo, trình độ dân
trí của nhân dân được nâng cao, nhận thức về các vấn đề tự nhiên, xã hội và con người một cách khoa học thì niềm tin tôn giáo sẽ bị hạn chế, quần chúng tín đồ các tôn giáo cũng không bị lợi dụng vào các hoạt động trái pháp luật.
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tăng cường phòng bệnh. Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới y tế, nhất là y tế ở những thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo tập trung.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, đẩy mạnh thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm tốt công tác thông tin phổ biến pháp luật đến nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo.
Ưu tiên một số lĩnh vực như: Đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Thông qua các hoạt động này góp phần thu hút đông đảo quần chúng vào tập luyện và tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng ở địa phương. Qua đó góp phần xóa bỏ các tập quán, tín ngưỡng lạc hậu và hạn chế thời gian của quần chúng tín đồ dành quá nhiều vào việc hành đạo, tập hát Thánh ca. Chú ý đến công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như Báo Lạng Sơn, Đài phát thanh- truyền hình Lạng Sơn, Tạp chí văn nghệ xứ Lạng, thường xuyên sử dụng các tin, bài phóng sự viết về vấn đề tôn giáo. Quan tâm đầu tư cả về chất lượng, thời lượng các chương trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng dân tộc, qua đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng trong vùng tôn giáo tập trung. Kịp thời biểu dương các gương điển hình tiên tiến của tín đồ các tôn giáo trong phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào bảo vệ trật tự trị an và an ninh quốc gia vùng biên giới, đấu tranh chống các hoạt động mê tín, dị đoan và tuyên truyền đạo trái pháp luật.
Thực hiện thành công những giải pháp đó cũng chính là góp phần tạo cơ sở và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn.
3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn có thành công hay không thì yếu tố con người trực tiếp tham gia làm công tác tôn giáo luôn có tính quyết định. Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, trong thời gian tới Lạng Sơn cần chú trọng đến công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
Một là, về phương diện tổ chức.
Với mô hình tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo như hiện nay ở Lạng Sơn, đó là: Ở cấp tỉnh thì có Phòng Tôn giáo trực thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; ở cấp huyện, thành phố thì đến nay 11 huyện và thành phố đã thành lập được Phòng Dân tộc- Tôn giáo trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố.
Để tăng cường tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn, trong thời gian tới cần thành lập