0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Các yếu tố tác động đến hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 135 -141 )

và phát triển nông thôn việt nam trong bối cảnh hội nhập

4.1.1. Xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới

Tăng c−ờng thâm nhập lẫn nhau, mỗi n−ớc đều tận dụng tối đa lợi thế so sánh

của mình để tạo ra những thế mạnh mang tính cạnh tranh đang là xu h−ớng vận động

của kinh tế thế giới. Thế mạnh có thể là vốn, công nghệ, bí quyết, chi phí nhân công.

Sự phát triển v−ợt bậc của các thành tựu khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin

đang làm thế giới liên kết ngày càng chặt chẽ hơn. Nền kinh tế mỗi n−ớc buộc phải

vận hành trong guồng máy kinh tế thế giới. Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Trung tâm kinh tế thế giới chuyển dần từ Mỹ, Châu âu về Châu á. Nền kinh tế

Trung quốc đang trở thành động lực phát triển của kinh tế thế giới. Sự khác biệt giữa

các n−ớc về trình độ khoa học, trình độ phát triển, dân trí, ứng dụng công nghệ, … ngày

càng bị thu hẹp dần và nh− Thomasl. Friedman (một nhà báo nổi tiếng của tờ New

Your Times, 3 lần đoạt giải th−ởng Pulitzer - bình luận viên quan hệ quốc tế) cho

rằng Thế giới ngày càng phẳng.

Khu vực tài chính, ngân hàng phát triển hơn bao giờ hết và trở thành công cụ

hữu hiệu để các nền kinh tế lớn thôn chiếm, điều chỉnh các nền kinh tế nhỏ. Bên

cạnh đó, tính liên kết của hệ thống cũng ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Sự phát

triển, lớn mạnh hoặc khủng hoảng của hệ thống tài chính, ngân hàng một n−ớc có

thể ảnh h−ởng và tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính, ngân hàng trên thế giới.

Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á năm 1997 kéo theo

những hậu quả nặng nề cho toàn khu vực và sau đó là các trung tâm tài chính, ngân

hàng lớn trên thế giới, hoặc gần đây khủng hoảng của thị tr−ờng cho vay bất động

sản d−ới chuẩn tại Mỹ làm chao đảo thị tr−ờng tài chính thế giới. Về khía cạnh khác,

nếu khu vực tài chính – ngân hàng của mỗi n−ớc biết tận dụng, khai thác tối đa các

tiến bộ công nghệ, kỹ năng tiên tiến thì sẽ rút ngắn khoảng cách với những nền kinh

tế phát triển.

4.1.2. Yếu tố kinh tế vĩ mô

Giai đoạn gần đây, kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng tr−ởng cao và bền

vững. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo h−ớng tăng tỷ trọng của khu vực

công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, đặc biệt là dịch vụ và giảm dần tỷ trọng

của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ phát triển của khu vực thành thị diễn ra

nhanh chóng với việc hình thành một loạt các khu đô thị, công nghiệp lớn. Ngay cả

ở các khu vực tr−ớc kia chỉ có hoạt động nông nghiệp nay đ[ chuyển hoá thành đất

công nghiệp. Kéo theo đó là sự dịch chuyển mạnh lao động từ nông nghiệp sang

công nghiệp, từ nông thôn về thành thị.

Mặc dù tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc

nội (GDP) giảm dần song trong chiến l−ợc phát triển kinh tế - x[ hội dài hạn, nông

nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực đ−ợc −u tiên phát triển bởi khu vực này chiếm

trên 70% dân số và trên 72% lực l−ợng lao động. Sự ổn định của khu vực nông

nghiệp, nông thôn có tác động quyết định tới sự ổn định kinh tế - x[ hội đất n−ớc.

Tín dụng đối với nền kinh tế tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu vốn cho công

nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ng− nghiệp vẫn chiếm

tỉ trọng cao nhất trong tổng tín dụng cho nền kinh tế, tiếp theo là tín dụng cho khu vực

th−ơng mại và dịch vụ, khu vực sản xuất, xây dựng .

4.1.3. Yếu tố văn hoá xã hội

Việt Nam có dân số gần 80 triệu, trong đó hơn 70% đang sống ở khu vực nông

thôn với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu ng−ời rất thấp. Việt Nam đạt

thành tựu v−ợt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo với việc giảm tỉ lệ đói

nghèo một nửa trong thập kỷ qua từ 29% năm 2002 xuống còn 13,1% năm 2008

nh−ng việc làm và xóa đói giảm nghèo vẫn là những thách thức lớn và bức xúc.

Thu nhập và mức sống giữa thành thị, nông thôn và các dân tộc thiểu số còn

khoảng cách rất lớn. Trung bình một hộ dân thành thị tiêu dùng nhiều hơn hộ nông

thôn khoảng 85%.

Tỉ trọng chi tiêu của 80% số dân số nghèo nhất đang ngày một giảm, trong khi

tỉ trọng chi tiêu của số hộ giầu nhất lại tăng lên. Theo số liệu năm 2006, chênh lệch

chi tiêu trên đầu ng−ời giữa nhóm hộ giầu nhất và nghèo nhất là 4,54 lần. Sự chênh

lệch về thu nhập có thể tạo nên sức ép lớn về đô thị hóa và di dân lên thành phố.

Thói quen chi tiêu của dân c− cũng đang có nhiều biến đổi chuyển từ các chi

tiêu cho các nhu cầu thiết yếu là chính sang hoàn thiện và nâng cao mức sống cả về

vật chất lẫn điều kiện sinh hoạt. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng ngày càng đ−ợc

cải thiện. Thành thị vẫn là khu vực có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi và hiện là thị tr−ờng

huy động chính của các ngân hàng.

4.1.4. Yếu tố công nghệ thông tin và viễn thông

Cơ sở hạ tầng của ngành Viễn thông có tốc độ phát triển nhanh chóng. Sự cạnh

tranh giữa doanh nghiệp Nhà n−ớc với công ty n−ớc ngoài và công ty cổ phần ngày

càng gay gắt dẫn tới giá c−ớc b−u chính viễn thông giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ

máy điện thoại và số thuê bao internet tăng nhanh. Việc sở hữu và sử dụng một điện

thoại di động không còn là nhu cầu xa xỉ đối với đông đảo ng−ời dân ngay cả ở khu

vực nông thôn bởi giá điện thoại cũng nh− c−ớc phí đ[ giảm đáng kể.

Chỉ số xếp hạng về sẵn sàng nối mạng của Việt Nam so với các n−ớc khác đ[

đ−ợc cải thiện một b−ớc. Cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử đang đ−ợc hoàn thiện.

Do sức ép cạnh tranh và tạo nền tảng giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch

vụ, tiện ích tiên tiến, các ngân hàng đang chú trọng đầu t− cho hiện đại hoá công

nghệ thông tin. Các NHTM nhà n−ớc tích cực triển khai dự án hiện đại hoá ngân

hàng, hình thành ngân hàng lõi (core-banking) hiện đại. Cùng với đó, các ngân hàng

cổ phần cũng tích cực đầu t−, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, gia tăng các hệ

thống ứng dụng hiện đại. Tuy vậy, hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng

ch−a đủ đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại; hệ thống ứng dụng ch−a theo

kịp nhu cầu phát triển các tiện ích mới; tính tự động hoá ch−a cao và đặc biệt ch−a đủ

khả năng đáp ứng các yêu cầu quản lý, quản trị điều hành hoạt động ngân hàng trực

tuyến.

4.1.5. Yếu tố chính trị và pháp luật

Hệ thống luật pháp của Việt Nam ch−a thật hoàn thiện nh−ng Chính phủ và

Quốc hội đang có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý tạo điều

kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng

phát triển trong môi tr−ờng cạnh tranh bình đẳng. Những năm sắp tới sẽ có nhiều

thay đổi đáng kể về kinh tế, luật pháp và quản lý Nhà n−ớc tác động đến hệ thống tài

chính, ngân hàng. Đặc biệt, trong lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập WTO, việc

dỡ bỏ từng b−ớc các quy định, hạn chế đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng

n−ớc ngoài sẽ có ảnh h−ởng trực tiếp tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của

các doanh nghiệp Việt Nam, xoá bỏ các chính sách bảo hộ sản xuất kinh doanh

trong n−ớc cũng sẽ tác động đáng kể đối với ngành Ngân hàng.

4.1.6. Môi tr−ờng kinh doanh ngân hàng

Đến cuối tháng 05/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm 5 ngân

hàng th−ơng mại nhà n−ớc, Ngân hàng Chính sách x[ hội, Ngân hàng Phát triển, 6

ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng th−ơng mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng

n−ớc ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng

ngân dân. Nh− vậy, đối thủ cạnh tranh của NHNoVN có thể chia thành 5 nhóm.

Thứ nhất, nhóm các ngân hàng th−ơng mại và ngân hàng cổ phần nhà n−ớc

(NHTMNN) gồm Ngân hàng Ngoại th−ơng Việt Nam, Ngân hàng Công th−ơng Việt

Nam, Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nhà đồng

bằng sông Cửu Long. Đây là các ngân hàng ra đời và phát triển cùng thời kỳ với

NHNoVN, thậm chí có lịch sử dài hơn chẳng hạn BIDV; có quy mô và phạm vi hoạt

động rộng; có tiềm lực vốn lớn; có quan hệ khách hàng truyền thống với nhiều

nhóm khách hàng lớn đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Do vậy, đây thực sự là

đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với NHNoVN.

Thứ hai, nhóm các ngân hàng cổ phần. Hiện tại có 36 ngân hàng cổ phần cả

thành thị và nông thôn. Các ngân hàng này đ−ợc ra đời sau nhóm ngân hàng th−ơng

mại nhà n−ớc. Có quy mô hoạt động, quy mô vốn nhỏ hơn và hiện tại chủ yếu tập

trung tại khu vực đô thị. Tuy vậy, một số ngân hàng th−ơng mại cổ phần trong

những năm gần đây có tốc độ phát triển rất nhanh, định h−ớng chiến l−ợc kinh

doanh phù hợp và thực sự là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của NHNoVN. Lợi

thế cạnh tranh của các ngân hàng này đó là: quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ do

vậy dễ dàng thay đổi và thích ứng nhanh với nhu cầu đa dạng của khách hàng; linh

hoạt trong cơ chế hoạt động; dễ dàng thay đổi và ứng dụng công nghệ ngân hàng

hiện đại; linh hoạt và có chế độ đ[i ngộ nhân viên tốt do vậy thu hút đ−ợc chất xám.

Thứ ba, nhóm các ngân hàng n−ớc ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh

ngân hàng n−ớc ngoài. Đây là những ngân hàng có kinh nghiệm và kỹ năng, công

nghệ ngân hàng tiên tiến. Có lợi thế trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân

hàng hiện đại. Tuy vậy, do phạm vi hoạt động hạn chế nên hiện tại thực sự ch−a phải

là đối thủ cạnh tranh nặng ký, tuy nhiên cùng với lộ trình mở cửa trong hệ thống

ngân hàng, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực sự trong t−ơng lai, đặc biệt khi

các ngân hàng, chi nhánh này mở rộng mạng l−ới, phạm vi hoạt động và đ−ợc kinh

doanh đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng nh− một ngân hàng trong n−ớc.

Thứ t−, nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm. Trong những năm gần đây

nhóm các công ty này có sự phát triển nhanh chóng với việc ra đời của hàng loạt

công ty bảo hiểm trong n−ớc và sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm n−ớc ngoài;

các công ty tài chính, các quỹ đầu t−, các công ty quản lý quỹ. Khi nhóm các công

ty này phát triển cũng đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng

bị thu hẹp. Thay vì gửi vào ngân hàng nh− tr−ớc đây, khách hàng có nhiều lựa chọn

khác nhau chẳng hạn: đầu t− chứng khoán, mua bảo hiểm, uỷ thác đầu t−, …

Thứ năm, Các công ty tiết kiệm b−u điện đang là những đối thủ cạnh tranh

đáng gờm của các ngân hàng. Hệ thống tiết kiệm b−u điện dễ tiếp cận với dân c−

khu vực nông thôn hơn là ngân hàng và cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ tiền gửi của

NHNoVN.

4.1.7. Các nhóm đối t−ợng khách hàng:

Các nhóm khách hàng chính của NHNoVN bao gồm: Hộ gia đình và cá nhân;

Doanh nghiệp Nhà n−ớc; Doanh nghiệp Dân doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu t−

n−ớc ngoài; Các tổ chức tài chính; Các tổ chức ủy thác cho vay và ủy thác thanh

toán; Các cơ quan, đoàn thể, tr−ờng học.


Doanh nghiệp nhà n−ớc chia làm nhiều loại, loại doanh nghiệp lớn chiếm vị trí

quan trọng trong nền kinh tế (nh− các Tổng công ty 90, 91) và các doanh nghiệp nhà

n−ớc độc lập .

Các Tổng công ty 90, 91 có vốn lớn và đóng vai trò quan trọng trong các

ngành kinh tế trọng điểm. Các Tổng công ty này th−ờng đ−ợc xem là khách hàng

lớn cần quan tâm thoả đáng. Các ngân hàng th−ờng tập trung cho vay các món lớn

trung và dài hạn, nh−ng l[i suất th−ờng không thể cao bằng cho vay doanh nghiệp

vừa và nhỏ, hơn nữa khả năng thẩm định các dự án lớn của các ngân hàng Việt Nam

còn hạn chế. Trong tr−ờng hợp các khoản cho vay lớn gặp vấn đề, ngân hàng sẽ phải

chịu tổn thất lớn và l−ợng vốn bị đọng chờ giải quyết cao gây khó khăn cho điều

hành nguồn vốn của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp nhà n−ớc nhỏ, rất nhiều

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy, thành phần khách hàng này rủi ro lớn. Trong

nhiều tr−ờng hợp độ rủi ro cho các doanh nghiệp này còn cao hơn các doanh nghiệp

t− nhân vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp dân doanh là thành phần kinh tế quan trọng, có thể nói là năng

động nhất của nền kinh tế. Đây cũng là thành phần kinh tế mà các ngân hàng đang

quan tâm tới. Việc cho vay thành phần kinh tế này sẽ phân tán rủi ro tín dụng, mặt

khác l[i suất cho vay sẽ cao hơn cho vay các Tổng công ty lớn. Trong t−ơng lai nguồn

thu từ thành phần này sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng.

Doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh bởi đ−ợc

trợ giúp bởi các công ty mẹ toàn cầu. Các doanh nghiệp này đầu t− không chỉ vốn

mà còn mang theo công nghệ mới về kỹ thuật và quản lý. Các khách hàng này đòi

hỏi cao về chất l−ợng dịch vụ. Hiện tại nhóm khách hàng này có xu h−ớng sử dụng

dịch vụ, sản phẩm của các ngân hàng n−ớc ngoài, đặc biệt là đối với các công ty đa

quốc gia có chi nhánh tại Việt Nam hơn là các ngân hàng trong n−ớc của Việt Nam.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 135 -141 )

×