Đối với công ty Bảo Hiểm Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 55 - 56)

- Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm.

3.2.1Đối với công ty Bảo Hiểm Hà Nộ

Thứ nhất, bổ sung nguồn nhân lực cho công tác giải quyết khiếu nại bồi thường và tổ chức lưu trữ thông tin. Với số lượng khiếu nại ngày một gia tăng về số lượng và tính phức tạp thì việc bổ sung cán bộ là đòi hỏi cấp thiết để tránh tình trạng quá tải trong công việc. Đối với công tác lưu trữ thông tin phải được tổ chức qui mô hơn với công nghệ hiện đai hơn. Ngoài lưu trữ bằng đóng gói hồ sơ cần lưu trữ trong các phần mềm để khi tổn thất xảy ra dễ dàng thu thập thông tin liên quan đến hồ sơ bồi thường của khách hàng.

Thứ hai, thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Kiểm soát tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hoặc mức độ trầm trọng của các tổn thất, vì thế nó không chỉ là chức năng của doanh nghiệp bảo hiểm mà còn là yêu cầu bức xúc của người tham gia bảo hiểm. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động kiểm soát tổn thất cũng đáp ứng được tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, đó là: giảm chi bồi thường, tăng lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thực hiện được nhu cầu pháp lý và các công tác xã hội, nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, để thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Bảo Việt Hà Nội nên:

- Thực hiện công tác giám định tàu trước khi nhận bảo hiểm nhằm xác định khả năng an toàn khi đi biển của tàu nhằm loại trừ các tàu đã quá cũ, chất lượng kém, có nguy cơ gặp phải rủi ro cao. Bên cạnh đó, cán bộ khai thác nên kiểm tra tính chân thực của giấy chứng nhận cấp hạng tàu, giấy

chứng nhận tàu đủ khả năng đi biển, giấy tờ chứng minh trình độ của thuyền trưởng và thuyền viên.

- Yêu cầu chủ tàu thực hiện hành động hy sinh tổn thất chung khi cần thiết, chẳng hạn như vứt bỏ bớt hàng khi tàu có nguy cơ bị đắm. Cán bộ khai thác nên giải thích cho khách hàng của mình hiểu được lợi ích của hành động hy sinh tổn thất chung.

- Yêu cầu các chủ tàu thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ cho con tàu.

Thứ ba, nâng cao công tác dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong việc thực hiện thủ tục khiếu nại, giám định và giải quyết bồi thường là mục tiêu cần ưu tiên. Vì vậy, công ty cần:

- Khai thác viên nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu nên giải thích rõ ngay từ khi mua bảo hiểm với khách hàng những thủ tục cần thiết khi xảy ra sự cố liên quan tới thân tàu cũng như cung cấp những mẫu thông báo tổn thất, thủ tục khiếu nại cũng như toàn bộ công việc cần thiết phải làm và nên làm để hạn chế tổn thất.

- Sau khi nhận được thông báo tổn thất cần có thái độ hợp tác với khách hàng, hướng dẫn khách hàng những công việc cần xử lý trước mắt trong khi chưa có cán bộ giám định xuống hiện trường.

- Cán bộ bồi thường làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, giải thích cặn kẽ quy trình, thủ tục, hỗ trợ trong khâu cung cấp hồ sơ. Trong trường hợp tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường, mau chóng hoàn tất hồ sơ, tạm ứng bồi thường để giúp khách hàng kịp thời khắc phục tổn thất.

Một phần của tài liệu Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 55 - 56)