III. Đất nuôi trồng thuỷ sản 589,71 2,
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 315,62 4,
5. Đất sông, suối và MNCD 1.362,06 20,70
Nguồn thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2007 huyện Diện Châu 2.1.3. Đất chưa sử dụng
Năm 2006 Diễn Châu còn 469,93 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,54% diện tích tự nhiên, bao gồm:
- Đất bằng chưa sử dụng có 413,50 ha, chiếm 87,99% diện tích đất chưa sử dụng của huyện;
- Đất đồi núi chưa sử dụng có 56,43 ha, chiếm 12,00% diện tích đất chưa sử dụng của huyện.
Bảng 5: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2006
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 469,93 100,00 1. Đất bằng chưa sử dụng 413,50 87,99 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 56,43 12,01
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụngđất; tính hợp lý của việc sử dụng đất; những tồn đọng trong việc sử dụng đất; tính hợp lý của việc sử dụng đất; những tồn đọng trong việc sử dụng đất
2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất của huyện đang chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Phần lớn diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế (98,46%). Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp khá hợp lý đã mang lại tốc độ tăng trưởng khá nhanh, ổn định ở khu vực kinh tế nông nghiệp của huyện.
Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp tương đối hợp lý. Diện tích đất ở, đất quốc phòng - an ninh, đất trụ sở các cơ quan, đất sản xuất kinh doanh và đất các công trình công cộng chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất phi nông nghiệp; đất tôn giáo tín ngưỡng chiếm tỷ lệ thấp nhất
Tuy nhiên cơ cấu sử dụng đất còn tồn tại như: Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 76,88% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ đất phi nông nghiệp tuy khá cao so với các địa phương trong cả nước nhưng phân bố không đều chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới. Diện tích đất chưa sử dụng tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn cơ cấu sử dụng đất mối lo ngại vẫn là những thách thức về vốn đầu tư khai thác quỹ đất chưa sử dụng.
Diện tích đất đô thị còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu phát triển đô thị trên địa bàn huyện.
2.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai là một trong những nhân tố quan trọng mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh góp phần để huyện đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001 - 2006.
- Diện tích đất trồng lúa có 9.416,02 ha được phân bố khá phù hợp ở khu vực đất phù sa, đất dốc tụ có nguồn nước ngọt tưới tiêu chủ động. Do đó mặc dù diện tích đất trồng lúa liên tục giảm hàng năm tuy nhiên sản lượng lúa liên tục tăng. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 133.383 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 458 kg, đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực.
- Diện tích đất lâm nghiệp có 7.960,00 ha đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn lâm sản cho công nghiệp chế biến...
- Diện tích đất phi nông nghiệp có 6.579,75 ha đã đáp ứng được một phần nhu cầu đất cho xây dựng hệ thống hạ tầng sản xuất và xã hội. Tuy nhiên trong tương lai cần đầu tư làm mới và nâng cấp cải tạo lại các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Từ đó có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên việc sử dụng đất vẫn còn những tồn tại: Chưa có nhiều mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế, thu nhập cao, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp).
2.2.3. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất
Trong nhiều năm qua việc chuyển dịch sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản mang lại hiệu quả về mặt kinh tế tuy nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nói chung và môi trường đất nói riêng, tiềm ẩn các nguy cơ làm mất cân bằng đa dạng sinh học vốn có ở khu vực giàu tiềm năng của huyện.
Ô nhiễm môi trường còn do tập quán sinh hoạt của người dân, đặc biệt là chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải từ các làng nghề chưa được thu gom và xử lý tập trung dẫn tới ô nhiễm môi trường trầm trọng như xã Diễn Vạn,...
Một vài năm trở lại đây, nghề nuôi tôm đang có xu hướng phát triển mạnh ở các xã ven biển trên địa bàn huyện, một mặt tạo ra nguồn thu đáng kể cho một bộ phận dân cư, nhưng mặt khác cũng đang trở thành những thách thức lớn về môi trường hiện nay. Do còn thiếu quy hoạch đồng bộ nên việc xử lý các vấn đề về môi trường chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng sa mạc hoá do thụt giảm nguồn nước ngầm và nhiễm mặn, nhiễm bẩn nguồn nước thải đang cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ về môi trường cần sớm được quan tâm xem xét.
Sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển đô thị; các thị tứ và các khu dân cư nông thôn cùng với tập quán sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ở các khu vực quanh chợ cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ ô nhiễm nguồn tài nguyên đất, nước, và không khí nhiều lúc nhiều nơi như các xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc, Diễn Phú,...
2.2.4. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính
Một số tồn tại chủ yếu tác động đến sử dụng đất:
- Việc mất đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá còn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên một phần diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng lại chưa được sử dụng đúng mục đích gây lãng phí đất đai.
- Quỹ đất dành cho các công trình công cộng nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác. Mặt khác, các ngành, các cấp
cũng chưa quan tâm đến quy hoạch, còn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định.
- Quản lý, sử dụng đất chưa chặt chẽ, ở cấp cơ sở đã dẫn đến sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích.