Giới thiệu khái quát các lợi thế và bất lợi trong thu hút FDI vào Lào.

Một phần của tài liệu e1030 (Trang 33 - 36)

Thực trạng thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nước CHCDND Lào.

2.1.1Giới thiệu khái quát các lợi thế và bất lợi trong thu hút FDI vào Lào.

- Về mặt địa lý: Nước CHDCND Lào được thành lập ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 505 Km, phía Nam giáp với Campuchia có đường biên giới dài 435 Km, phía Đông giáp với Việt Nam có đường biên giới dài 2069 Km, phía Tây Nam giáp với Thái Lan có đường biên giới dài 1835 Km và phía Tây Bắc giáp với Myanma có đường biên giới

sông Mê Kông cung cấp nước cho nông nghiệp, nước sinh hoạt; phát triển cây công nghiệp đặc biệt là tiềm năng về thuỷ điện rất lớn. Theo dự kiến trong những năm trước mắt có thể khai thác khoảng 2700-3000 MW (năm 2010) thuỷ điện phục vụ phát triển kinh tế.

- Về mặt dân số: CHDCND Lào là một nước nhỏ có dân số khoảng 5,7 triệu người (năm 2006) đó là con số vẫn ở mức thấp, trong đó nữ là 2,88 triệu người và nam là 2,86 triệu người, tính trung bình là 24 người/Km2, với diện tích 236.800 Km2 gồm 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Khoảng 79% dân cư sinh sống bằng nghề nông.

- Về văn hoá: Nhân dân Lào thành tâm tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với truyền thống văn minh lúa nước. Người lào coi tự do bình đẳng làm tín điều cao nhất của mình, không lấy gia đình, huyết thống để phân chia cao thấp. có tinh thần văn minh đoàn kết, thương yêu nhau, có truyền thống lao động chaem chỉ cần cù mang đậm phong cách Á Đông sẽ là yếu tố tích cực cho việc hình thành một lực lượng lao động có nhiều tiềm năng.

- Về ngôn ngữ: Là quốc gia có 3 dân tộc lớn: Lào Thâng, Lào Lùm, Lào Xung những dân tộc thiểu số nhỏ hơn gồm có người Việt và người Hoa song đều có tiếng nói và chữ viết chính thức chung đó là tiếng Lào. Ngoài ra tiếng Anh, tiếng Pháp còn được sử dụng khá phổ biến trong văn phòng hành chính và trong hoạt động kinh doanh.

- Về kinh tế: Hiện nay Lào phát triển trong bối cảnh một số nước lâm vào khủng hoảng, một số nước đang trên con đường cải cách mở cửa, đổư mới, mục tiêu vừa bảo đảm đi đúng con đường độc lập dân tộc, vừa mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở hợp tác cùng có lợi trong xu thế quốc tế hoá ngày càng xâu sắc là rất khó khăn. Trong điều kiện đó, hoạt động thu hút FDI Lào đòi hỏi phải hết sức chủ động, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn

huy truyền thống và bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, sử dụng có chọn lọc mọi thành tựu và kinh nghiệm của Việt Nam cũng như của thế thế giới.

- Về thời điểm tiến hành thu hút FDI: Luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào được quốc hội ban hành ngày 14 tháng 3 nam 1994, nếu đơn thuần so sánh về thời gian ban hành bộ luật này thì Lào chậm hơn so với nước trong hu vực và trên thế giới. Vì vậy dẫn đến bất lợi:

Một, không có sự di chuyển vốn hàng loạt của các công ty xuyên quốc gia như đã từng diễn ra ở mấy thập kỷ trước.

Hai, bị những phân biệt đối xử nhất định trong quan hệ với các nước do chế độ chính trị khác nhau, kéo theo sự khác biệt nhất định như hệ thống luật pháp chính sách.

Ba, môi trường pháp lý cho hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trong quá trình hoàn thiện lại chịu sự thúc ép cạnh tranh trong khu vực.

Tuy vậy Lào cũng có những mặt thuận lợi:

Một, có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hai, là nước đi sau nên Lào cũng có nhiều cơ hội lựa chọn kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời là thị trường mới mở nên giành được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đàu tư nước ngoài.

Ba, yếu tố chính trị xã hội được ổn định từng bước, mọi tầng lớp dân cư ủng hộ chính phủ và có ý chí vươn lên manh mẽ xoá bỏ đói nghèo.

Mặc dù Lào tham gia thu hút vốn FDI sau các nước khác nên không còn cơ hội vàng như thời gian trước đây mà các nứơc khác đã có, nhưng không phải không có những thuận lợi. Sự chuyển hướng chiến lược kinh tế xã hội của Lào phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay. Lào có nhiều cơ hội để

phát triển những ngành có hàm lượng vốn không lớn. Sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, may mặc, lắp ráp…

Một phần của tài liệu e1030 (Trang 33 - 36)