Việt Nam là một nước láng giềng thân thiết của CHDCND Lào, có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá nên nghiên cứu những kinh nghiệm của Việt Nam và rút ra những bài học trong việc thu hút FDI của CHDCND Lào là rất có ý nghĩa.
1.7.2.1. Bài học thành công của Việt Nam trong thu hút và sử dụngFDI FDI
Thứ nhất: Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực bên trong và bên ngoài
Một trong những kinh nghiệm quý giá nhất của Việt Nam đã kiên trì theo đuổi cải cách và mở cửa, giữ vững nguyên tắc sử dụng vốn ĐTNN một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Ở Việt Nam cam kết chính trị gần như đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực ĐTNN nói riêng. Thống nhất nhận thức rằng khu vực có vốn ĐTNN là một nguồn lực kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và đi đầu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý.
Mọi hoạt động kinh tế dù do các nguồn lực bên trong (từ Nhà nước và nhân dân) hay bên ngoài (từ ĐTNN) hoạt động theo đúng pháp luật đều được coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần đó đều phải được coi trọng, đối xử như nhau.
Thứ hai: Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và sử dụng ĐTNN cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho ĐTNN một số ưu đãi với phạm vi
và mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này.
Đối với Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về ĐTNN, Việt Nam đã từng bước xoá bỏ một số biệt lệ không cần thiết giữa các quy định của pháp luật về ĐTNN và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.
Thứ ba: Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút ĐTNN
Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút ĐTNN. Thực hiện các chính sách ưu đãi ĐTNN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng.