Những bài học không thành công của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng FD

Một phần của tài liệu e1030 (Trang 30 - 33)

hút và sử dụng FDI

Trong quá trình thu hút FDI để phát triển kinh tế, Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam vẫn có những điểm còn hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và tháo gỡ:

Thứ nhất, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam làm mất cân đối cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là sự đảm bảo hiệu quả kinh tế của quá trình phát triển.

Do mục đích của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận, do đó, đối với những lĩnh vực, những ngành, những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận

sản phẩm mặc dù rất cần thiết cho dân sinh nhưng không đưa lại lợi nhuận cao thì khó thu hút được FDI. Vì vậy, các ngành công nghiệp và dịch vụ được các nhà ĐTNN quan tâm, nhưng ngành nông nghiệp lại không được quan tâm đầu tư dẫn đến sự mất cân đối về ngành và sản phẩm. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, các nhà ĐTNN được quyền lựa chọn ngành, sản phẩm, lĩnh vực đầu tư vào nước sở tại. Nếu nhà nước muốn thay đổi cơ cấu đầu tư vào các ngành thì cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các dự án FDI đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.

Thứ hai, thu hút FDI làm mất cân đối vùng lãnh thổ.

Thực trạng cho thầy rằng, các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung nhiều vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi vì vậy, các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không và các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất.

Tình trạng mất cân đối vùng lãnh thổ đã dẫn đến một nghịch lý: những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trường kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng vấn thấp. Do đó, nếu không có sự điều chỉnh đầu tư của Nhà nước, thì sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng kinh tế ngày càng tăng thêm.

Thứ ba, sự du nhập công nghệ lạc hậu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Nhìn chung, công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với thế giới thì đó là lạc hậu, bởi vậy, hàng hoá sản xuất ra sẽ

kém cạnh tranh hơn nhiếu so với các nước khác.

Thứ tư, vấn đề về lao động và công bằng xã hội.

Những vấn đề tranh chấp trong lao động là khó tránh khỏi do sự khác biệt về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng nhiều công ty vi phạm quyền và lợi ích của người lao động.

Trên đây là những bài học thành công và không thành công của Việt Nam trong quá trình thu hút vốn FDI. Lào có thể chọn lọc những kinh nghiệm này để làm bài học cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Lào hiện nay đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, việc đưa ra một chiến lược thu hút đầu tư phù hợp với tình hình mỗi nước, đồng thời ban hành và vận dụng các công cụ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả là rất linh hoạt, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước và trong từng thời kỳ, không thể có một khuôn mẫu áp dụn cho tất cả. Đối với Lào, thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chúng ta có thể nghiên cứu, học tập có chọn lọc mô hình tổ chức quản lý nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào ngành cong nghiệp cũng như mọi lĩnh vực ở nước CHDCND Lào.

Chương II

Một phần của tài liệu e1030 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w