Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 73 - 76)

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào yếu tố con người cũng là yếu tố trọng tâm hàng đầu, quyết định sự thành bại của mọi hoạt động. Cán bộ tín

dụng phải thể hiện đầy đủ tư cách của một người nắm vững trình độ chuyên môn, có đủ tư cách đạo đức với vốn kiến thức xã hội phong phú, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy chất lượng cán bộ tín dụng cần phải đáp ứng được trên các phương diện; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và tư cách đạo đức.

- Về trình độ chuyên môn: cán bộ cho vay cần phải được đào tạo chính quy, có kiến thức cơ bản về ngân hàng tài chính cũng như kiến thức về kinh tế thị trường. Cán bộ tín dụng phải có hiểu biết sâu về tài chính doanh nghiệp, về thẩm định dự án đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu công việc, họ phải thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương. Cán bộ tín dụng phải luôn luôn có ý thức tự đào tạo để nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc đồng thời họ cần phải có sự nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công việc.

- Về kinh nghiệm công tác: kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh phức tạp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu liên quan tới mối quan hệ, tới uy tín. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng. Nhất là đối tượng khách hàng DNV&N, các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và đôi khi hoạt động của họ có rủi ro rất cao. Cán bộ tín dụng cần phải có sự tích luỹ về kinh nghiệm thì mới có thể lường hết được các tình huống và có thể hoàn thành được công việc được giao.

- Về tư cách đạo đức: việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay đều mang tính chất chủ quan của cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, có trình độ nhưng tư cách đạo đức không tốt dẫn đến móc ngoặc với khách hàng để chiếm dụng vốn của ngân hàng thì chất lượng cho vay nhất định sẽ bị ảnh hưởng.

Để đạt được những yêu cầu trên chi nhánh cần thực hiện những biện pháp sau.

Thứ nhất, cần tuyển cán bộ một cách cẩn trọng. Tuyển chọn cán bộ phải trên cơ sở có tiêu chuẩn cụ thể về bằng cấp, kinh nghiệm công tác, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp... Cần áp dụng chính sách tuyển dụng một cách công khai. Tuyển chọn phải gắn liền với bố trí công việc cho phù hợp, mỗi mặt nghiệp vụ phải có người có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ đó và đặc biệt phải là người có tư cách đạo đức tốt, có trách nhiệm trong công việc

Thứ hai, phân công giao việc một cách khoa học, trong đó phải xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cho từng công việc. Các nghiệp vụ chức năng cần phải tách biệt. Chi nhánh đã có phòng thẩm định riêng nhưng hiện nay vẫn còn trong tình trạng cán bộ tín dụng vừa làm công tác thẩm định vừa làm công tác cho vay.

Thứ ba, công tác đào tạo phải được quan tâm đúng mức. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần được đào tạo chuyên môn sâu thêm về công việc được giao, hướng dẫn những quy định của Ngân hàng và của pháp lệnh có liên quan. Đối với cán bộ đang làm cũng phải thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo lại bởi yêu cầu công việc đòi hỏi một sự hiểu biết rất rộng. Chi nhánh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cho cán bộ đi học nghiệp vụ, học cao học nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Việc nâng cao nghiệp vụ được bao gồm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các kĩ năng nghiệp vụ, các quy định của pháp luật, thông tin thị trường.

Thứ tư, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ tín dụng để động viên kịp thời tránh bình quân chủ nghĩa. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa phong trào nêu gương tốt tại đơn vị thông qua chính sách khen thưởng. Chế độ khen thưởng và xử phạt kịp thời giúp cho cán bộ có tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đào tạo để vươn lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w