1. Công nghiệp
1.2 Ngành da giầy
Công nghiệp da giầy có những nét tương đồng với công nghiệp dệt may cả về lợi thế, yếu thế và phương thức xuất khẩu. Trong những năm qua, phát huy về nhân lực và cơ sơ vật chất kỹ thuật hiện có, da giầy là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, chất lượng giày dép, đồ da của Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp nhận và xác lập được vị thế trên thị trường. Sản xuất giày dép
cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuy được xếp vào nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng cũng giống như ngành dệt may, hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu ngành hàng da giầy không cao là do:
- Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhận làm gia công cho nước ngoài;
- Công nghiệp phụ trợ cho sản xuất da giầy Việt Nam quá yếu kém, các nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
- Thiếu cán bộ kỹ thuật và khả năng thiết kế mẫu mốt còn rất yếu.
Việc xuất khẩu da giầy của Việt Nam thực chất là xuất khẩu lao động sống.
Biểu: Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành hàng da giầy Đơn vị: triệu USD
2000 2001 2002 2003 2004Xuất khẩu 1471,7 1587, Xuất khẩu 1471,7 1587, 4 1875, 2 2260, 5 2691,6 Nhập khẩu Thiết bị phụ tùng 269,4 242,6 325,1 402,3
Nguyên phụ liệu 504,2 553,4 641,5 768,7 2252,7 (Nguồn: Niên giám thống kê 2004)
Cũng như ngành hàng dệt may, việc tiếp tục duy trì ở tỉ lệ cao phương thức gia công sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, cách làm này đặt doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vào tình trạng phụ thuộc vào các hãng nước ngoài, không có mối quan hệ trực tiếp với thị trường thế giới. Việc chuyển sang phương thức tự doanh (các doanh nghiệp mua nguyên phụ liệu và xuất khẩu các sản phẩm sản xuất ra) là một hướng đi tất yếu. Song để thực hiện phương thức này, trong những năm trước mắt các doanh nghiệp công nghiệp trong ngành da giầy Việt Nam chưa thể đảm bảo được các điều kiện cần thiết (xác lập chỗ đứng trên thị trường, xây dựng thương hiệu riêng, quản lý chất lượng, vốn lưu động, kỹ năng marketing quốc tế…). Bởi vậy, phương thức gia công vẫn được xác định là cần thiết, dù rằng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Theo Cục xúc tiến thương mại, hiện trên 95% lượng giày dép mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đều mang nhãn mác của khách hàng như Nike, Adidas hoặc thương hiệu của các tập đoàn bán lẻ như Famous Footwear, K, Shoes,… do các đối tác nước ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp theo mẫu thiết kế, hay thậm chí không có nhãn mác gì. Đây là kiểu sản xuất mà phần lớn khách hàng nước ngoài mong muốn sản xuất tại Việt Nam. Thực tế các doanh nghiệp sản xuất và gia công giày dép đều có đặc điểm chung là phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư nguồn nhân lực cho sản xuất,
nhưng lại bỏ qua khâu rất quan trọng là đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ. Do vậy, lợi nhuận tiềm năng bị thu hẹp và phải dựa vào hiệu quả và số lượng của sản xuất. Các doanh nghiệp này không tham gia vào khâu thiết kế và phân phối sản phẩm, mà chỉ đóng góp 30% - 50% giá trị sản phẩm trong giai đoạn sản xuất. Giá trị đó thể hiện qua việc bán sức lao động của nhân công. Các doanh nghiệp này khó có thể kiếm thêm lãi bởi chi phí lao động ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác. Nếu phương thức gia công hạn chế được rủi ro thì lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo.