I. Lợi thế về thương mạ
2. Phân tích những điều kiện mà WTO đem lại cho thương mại Việt Nam
2.2 Kích thích tăng trưởng kinh tế
Giảm bớt rào cản thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, điều này làm tăng thu nhập quốc dân và cả thu nhập cá nhân, tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm đạt mức 8,4% đứng thứ hai sau Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 được đẩy mạnh bởi sự gia tăng của tiêu dùng trong nước, chiếm khoảng 70% tổng GDP trong khi đó tổng mức bán lẻ đạt 31 tỷ USD tăng 20,5% so với năm 2004 đặc biệt là thương mại đạt 19%. Từ năm 1999 thị trường bán lẻ trong nước đã có những bước phát triển nhanh với tốc độ trung bình 16,6% trong giai đoạn 2001-2005 ( so với 12,7% trong giai đoạn 1996-2000) tạo ra nội lực mạnh mẽ cho tăng trưởng. Mức chi tiêu bình quân đầu người một tháng tăng 16% trong năm 2005 ( đạt 30USD). Tự do hoá thương mại giúp cho hàng hoá của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường của các cường quốc kinh tế một cách nhanh chóng, một số các mặt hàng chủ lực của chúng ta đã xuất hiện trên các thị trường khó tính như Mỹ.
Trong quy chế tối huệ quốc ( Quan hệ thương mại bình thường và không phân biệt đối xử) mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được sản xuất từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn cho hàng hoá tương tự hoặc có xuất xứ từ lãnh thổ của các nước thành viên
Đơn vi; Triệu USD Nghìn tấn Tên mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Dệt may 1891,9 1975,4 2732,0 3609,1 4429,8 4838,4 Gạo 3476,7 3720,7 3236,2 3810 4063,1 5250,3 Cà phê 733,9 931,1 722,2 749,4 976,2 892,4
Đây là một cơ hội để hàng hoá của Việt nam có cơ hội cạnh tranh công bằng với hàng hoá của nước nhập khẩu. Ngoài ra mỗi bên điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng thương mại để tạo cho hàng hoá của bên kia những cơ hội cạnh tranh. Bên cạnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trao đổi các pháI đoàn và hội thảo thương mại tại lãnh thổ nước mình, các nước thành viên.Về cơ bản WTO được sử dụng như một chất xúc tác để thay đổi trong một nền kinh tế đang chuyển tiếp như Việt nam thì thay đổi là cần thiết giúp cho các ngành kinh tế của Việt nam có thể vươn lên một tầm cao mới. Chúng ta có thể phân tích một số ngành then chốt như ngành dệt may trong tháng 01/2007 ước tính 500 triệu USD đạt 102,6% so với tháng 01/2006 điều này càng khẳng định mạnh mẽ những cơ hội mà WTO mang lại.Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với năm ngoái riêng sản lượng công nghiệp tăng17,2% vượt chỉ tiêu 16 % của Nhà nước.
Bên cạnh đó WTO cũng tác động đến việc đổi mới cơ cấu tổ chức công nghệ quản lý và phương hướng kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước xâydựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như các tập đoàn công ty mẹ- con , công ty thương mại bán buôn bán lẻ hiện đại hoặc các công ty kinh doanh dịch vụ. Qua đó còn tạo điều kiện phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại biết kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của từng thị trường trên từng địa bàn. Với tư cách là thành viên chính thức Việt nam không gặp những cản trở về thuế quan khi đem hàng hoá của mình sang các thị trường mới nhưng song song đón nhận những thách thức mới bằng cách phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất qua đó thoả mãn người tiêu dùng đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhất là đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, chúng ta cần phải củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc có quan hệ chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các nhóm hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng, phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư làm tăng thêm sức cạnh tranh đói với các sản phẩm trong nước.
Khi tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại Việt nam phảI thực hiện các cam kết của mình vì thế Nhà nước chỉ có thể can thiệp vào thị trường ngành hàng này bằng quy chế về tổ chức và hệ thống kiểm soát phân phối dưới hình thức là sử dụng các công cụ gián tiếp.
Việc thực hiện các cam kết của các hiệp định đa phương và song phương giúp cho các ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam có cơ hội thu hút được vốn đầu tư nước ngoài . Với những điều khoản đã ký kết chắc chắn sẽ tăng cường lòng tin với các nhà đầu tư từ đó quốc tế hoá các ngành thương mại dịch vụ.
3.Thực trạng thương mại Việt nam khi tham gia WTO
Cũng giống như các nước thành viên WTO khác Việt nam thu được nhiều lợi ích từ các nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó như việc quan hệ thương mại công bằng và không phân biệt đối xử cho các mặt hàng xuất khẩu. Cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại chính, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi phổ cập cho các nước đang phát triển thành viên và quan trọng hơn là củng cố những cải cách kinh tế của Việt Nam. Theo tiến trình thì sang năm 2007 hạn ngạch dệt may của Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam sẽ được gỡ bỏ, đây chính là cơ hội giúp cho ngành dệt may nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng co cơ hội để phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam cũng phải cam kết thực hiện một loạt các nghĩa vụ như: mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài như ngân hàng, bảo hiểm, …đồng thời cũng phải cam kết bảo vệ mức độ
phù hợp về sở hữu trí tuệ bằng thủ tục pháp lý trong nước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn này đã và tiếp tục đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để có đủ sức cạnh tranh lành mạnh với các Doanh nghiệp nước ngoài .
Biểu: Trị giá xuất khẩu hàng hoá
Đơn vị: triệu USD
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Hoa kỳ 732,8 1065,3 2452,8 3938,6 5024,8 5930,6
Biểu: Trị giá nhập khẩu hàng hoá
Đơn vị: tiệu USD
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Hoa kỳ 3363,4 410,8 458,3 1143,3 1133,9 864,4
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy được thương mại của Việt nam trong những năm gần đây đã có những bước chuyển lớn, lượng hàng hoá chúng ta xuất khẩu sang Hoa kỳ tăng lên theo từng năm với năm 2000 chúng ta chỉ xuất với tổng trị giá 732,8 triệu Đô la Mỹ thì đến năm 2005 tăng lên 5930,6 triệu Đô la Mỹ đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Bên cạnh đó trị giá nhập khẩu hàng hóa của năm 2000 là 3363,4 triệu Đô la Mỹ nhưng đến năm 2005 chỉ còn
864,4 triệu Đô la Mỹ điều này chứng tỏ chúng ta đã phần nào kiểm soát được tình trạng nhập siêu và cũng nói lên sự đa dạng, chất lượng của hàng hoá trong nước đã dần dần đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hay nói một cách khách quan là thương mại tự do đã tạo động lực cho các Doanh nghiệp trong nước cải thiện chất lượng sản phẩm không những đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường Hoa kỳ.
II/ Lợi thế về xuất khẩu
1.Khái quát xuất khẩu Việt nam trước khi gia nhập WTO
Không có một quốc gia nào có thể nhận được các lợi ích do cơ hội mở rộng thương mại và các điều kiện thuận lợi khác của WTO nếu không tự cam kết giảm thuế quan và các công cụ phi thuế quan đồng thời dần dần mở rộng thị trường của mình cho cạnh tranh quốc tế. Việt nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp và có một nền kinh tế yếu kém, hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bên cạnh đó việc Nhà nước dùng các chính sách thuế để bảo hộ hầu hết cho các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo nên một sức ỳ cho hoạt động xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta đều dựa vào lợi thế về nhân lực, tranh thủ có hội được tạo ra từ sự dịch chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động tạo nên. Để thấy rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây chúng ta có thể xem xét xuất khẩu của Việt nam trên thị trường Hoa kỳ. Năm 1994 Việt nam xuất khẩu sang Hoa kỳ lượng hàng hoá trị giá 50,4 triệu USD, trong đó
hàng nông nghiệp là 38 triệu( chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Hoa kỳ) hàng phi nông nghiệp chỉ chiếm 12 triệu ( tương ứng 24%). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa kỳ là 200 triệu USD 9 gấp 4 lân) so với năm 1994), trong đó hàng nông nghiệp chiếm 151 triệu USD ( chiếm 76% giái trị hàng xuất khẩu sang Hoa kỳ) và hàng phi nông nghiệp đạt 47 triệu USD và năm 1998 đạt 520 triệu USD. Xét về mặt cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam sang Hoa kỳ trong năm 1994-1997 là thuộc nhóm nông, lâm thuỷ sản. Trong nhóm này cà phê chiếm phần lứon kim ngạch nhập khẩu 30 triệu USD năm 1994 và 147 triệu USD năm 1998. Mấy năm gần đây hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường Hoa kỳ với kim ngạch năm 1995 đạt 20 triệu USD. Từ năm 1996 nhóm hàng giầy dép đã nổi lên như một điểm sáng với kim ngạch vượt qua ngành dệt may và đén năm 1998 đạt 115 triệu USD. Trong năm 1996 chúgn ta cũng bắt đầu xuất khẩu dầu thô sang Hoa kỳ và đạt trị giá 81 triệu USD và năm 1999 có xu hướng giảm mạnh.Bên cạnh đó nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và châu Phi.
Biểu: Sản lượng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu
Đơn vị tính: 1.000 tấn Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Gạo 3,476 3,729 3,241 3,810 4,059 5,200 Cà phê 733 931 711 749 974 880 Hạt tiêu 37,0 57,0 77,0 73,9 111,9 110 Hạt điều 34,2 43,7 62,8 82,2 105,1 110 Cao su 273,4 308,1 444,0 432,2 513,3 574
Rau quả 213,1 330,0 200,0 151,5 178,8 235
Chè 55,6 68,2 75,0 58,6 99,4 235
Lạc 76,1 78,2 107,0 82,4 44,9 57
Sản lượng nông sản xuất khẩu có xu hướng gia tăng rõ rệt song điều đáng quan tâm là sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt nam trên thị trường quốc tế vẫn còn thấp kém. do vay, hiệu quả xuất khẩu còn chưa cao, chưa tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường.
2.Những lợi thế mà WTO mang lại cho xuất khẩu Việt nam. 2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Trong tiến trình gia nhập WTO của mình Việt nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với cá nước thành viên của WTO. Nổi bật và rõ nét nhất là hiệp định thương mại Việt-Mỹ như vậy chỉ trong 3 năm sau khi Hoa kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt nam, quan hệ thương mại giữa hai nước này không những phát triển rất nhanh về mặt khối lượng mà còn có sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Cơ hội để hàng hoá Việt nam thâm nhập vào thị trường Hoa kỳ còn khó khăn trong điều kiện chưa được hưởng Quy chế tối huệ quốc song những kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Hoa kỳ là một thị trường tiêu thụ lớn song đồng thời cũng là một nguồn cung cấp những thiết bị hiện đại và hàng tiêu dùng đa dạng. Trong khi Việt nam lại có nhiều mặt hàng hấp dẫn thị trường khổng lồ này. Tuy nhiên, với những bước tiến vượt bậc, những thành công nêu trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của giới kinh
doanh hai nước. Trong các chính sách ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá mà Việt nam ký kết thì quyền nhập khẩu và xuất khẩu đã đem lại nhiều lợi ích , mọi thể nhân hay pháp nhân Việt nam đều có quyền trở thành nhà nhập khẩu hay xuất khẩu đứng tên trên hồ sơ đối với mọi sản phẩm được phép nhập khẩu hay xuất khẩu. Trong các lợi ích mà WTO đem lại cho các nước thành viên thì tiêu chí tự do hoá thương mại và phá bỏ những rào cản thương mại làm ảnh hưởng đến quyền lợi đã giúp cho xuất khẩu của Việt nam có những cơ hội mới. Chúng ta đã có thể thâm nhập vào các thị trường lớn đặc biệt như thị trường Mỹ trước kia nhóm hàng quần áo may măc nhập vào hoa kỳ hàng năm đạt giá trị 50 tỷ USD trong đó Việt Nam chỉ xuất sang được 35 triệu USD năm 1998 thị phần mà chúng ta dành được trong những năm qua chưa đáng kể( mới chiếm 0.04% kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ). Việc tham gia WTO giúp chúng ta được hưởng quy chế Tối huệ quốc với các hàng hoá xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng. Những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng đem lại cho chúng ta nhiều cản trở nhưng đây cũng là động lực để hàng hoá Việt nam có những thay đổi theo yêu cầu của thị trường từ đó chúng ta đã hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà trước đây ta chưa thực hiện được. Nhờ chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, cạnh tranh có sự điều tiết bằng các chính sách vĩ mô của nhà nước mà loaị ngành sản xuất của ta như: dệt may, giầy dép, gạo, cà phê, hải sản đã đẩy xuất khẩu của ta từ quy mô hàng triệu lên
hàng tỷ USD. Nền kinh tế của ta đã thực sự hướng ngoại đáng kể, hai phần ba nền kinh tế hiện nay là liên quan đến xuất khẩu trong đó 1/ 3 hàng hoá làm ra để xuất khẩu còn 1/3 sản xuất của ta phụ thuộc vào nguồn vật tư thiết bị cung cấp từ nguồn nhập khẩu. Việc hội nhập đã giúp xuất khẩu đạt hàng chục tỷ USD trên 1/3 GDP, tính chúng 5 năm( 2001-2005) tổng kim ngạch xuất khập khẩu đạt 109,1 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 16,2% ( đạt chỉ tiêu tăng trưởng 16% do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra). Kim ngạch xuất khẩu bình quân người năm 2005 đạt gần 370 USD. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đều có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tính bình quân 5 năm 2001-2005 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 12,7% và chiếm tỷ trọng 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu: nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 20,8% chiếm tỷ trọng 40,2%; nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản tăng 14,6% chiếm tỷ trọng 27%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đã dần chiếm ưu thế trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2005 ngoài dệt may và dầu thô có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD còn có thêm 5 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, giầy dép, hàng điện tử, sản phẩm gỗ và gạo. các mặt hàng gạo và cà phê tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 thế giới riêng hạt tiêu đứng đầu thế giới còn hạt điều đứng