Ngành dệt may

Một phần của tài liệu Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập WTO (Trang 26 - 29)

1. Công nghiệp

1.1 Ngành dệt may

Công nghiệp dệt may Việt Nam có những điểm mạnh cơ bản như sau:

- Nhân lực dồi dào, giá lao động rẻ, lao động khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật mới.

- Có cơ sơ vật chất ban đầu tương đối khá và được chú trọng đầu tư phát triển.

- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển tơ lụa tự nhiên.

- Có truyền thống sản xuất và đã bước đầu xác lập được vị thế trên thị trường thế giới, kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng có những điểm yếu khá cơ bản. Đó là:

- Năng lực thiết kế sản phẩm thấp kém, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện gia công cho các hãng nước ngoài theo mẫu mốt do họ cung cấp.

- Chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường.

- Năng suất lao động thấp kém, giá thành đơn vị sản phẩm cao.

nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài (do phía nước ngoài đặt gia công cung cấp); trang bị kỹ thuật của ngành dệt lạc hậu, đổi mới công nghệ chậm, không có khả năng sản xuất những loại vải có chất lượng cao, thay đổi mẫu mã đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, nhất là những khách hàng cao cấp.

Việc đầu tư vào dệt may kém hiệu quả, gần 8400 tỷ đồng đầu tư vào 220 dự án trong 5 năm qua, song hiệu quả đạt được rất thấp. Hầu hết sản lượng các nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành dệt may chưa đạt kế hoạch đặt ra. Theo Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), từ đầu năm đến nay đã có 11 dự án đầu tư mới được triển khai với kinh phí 345 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư 5 năm qua (2001-2005) lên mức 8.373 tỷ đồng. Tuy vậy, hiệu quả đầu tư vẫn khá thấp so với yêu cầu. Chẳng hạn, sản lượng bông mới đạt được 56%, vải dệt kim đạt 71,4%, sản phẩm may dệt kim đạt 83% và may dệt thoi đạt 77% so với dự kiến. Chỉ có sản lượng sợi toàn bộ là tăng 6% so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân khiến một số chỉ tiêu không đạt được yêu cầu là công tác đầu tư còn khép kín với từng doanh nghiệp, chưa thể hiện mối liên kết trong nội bộ và tính chuyên môn hoá theo ngành hàng và sản phẩm.

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 4,85 tỷ USD, tuy thấp hơn kế hoạch (5,2 tỷ USD), nhưng vẫn tăng 10% so với năm 2004. Thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 2,626 tỷ USD, chiếm 54,1% tổng kim ngạch và tăng 6,1% so với năm 2004. Tiếp đến là thị trường EU đạt khoảng 850

triệu USD, chiếm khoảng 17% và tăng 12%. Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt 630 triệu USD, chiếm 13% và tăng 17%. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành được coi là khá ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt khi Việt Nam vẫn còn bị áp đặt hạn ngạch của thị trường Mỹ trong khi các nước thành viên WTO đã được bãi bỏ hạn ngạch từ ngày 1/1/2005.

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện phương thức gia công cho các hãng nước ngoài. Theo phương thức này, các hãng nước ngoài đặt gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu; các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sơ vật chất của mình, tổ chức quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng và nhận tiền gia công theo đơn giá và sản lượng đã nghiệm thu. Phương thức này thích hợp với điều kiện năng lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp, nhưng hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được cũng thấp kém, vì các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu “sức lao động”. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của ngành dệt may rất nhỏ.

Biểu: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may

Đơn vị tính: triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004

Nhập khẩu Thiết bị phụ tùng 242,6 325,1 402,3 Bông 90,4 115,4 111,6 105,4 190,2 Xơ dệt 89,1 119,1 119,0 158,7 Sợi dệt 237,3 228,4 272,6 317,5 338,8 Vải các loại 761,3 880,2 1523,1 1805,4 1926,7 Phụ liệu may 971,4 1036,2 1069,2 1264,9 2252,7 (Nguồn: Niên giám thống kê 2004)

Trong định hướng chiến lược phát triển công nghiệp trong quá trình công nghệ hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, nhằm phát huy lợi thế về nhân lực, ngành công nghiệp dệt may được coi là một trong những ngành được chú trọng đầu tư phát triển. Trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may, Việt Nam đã hết sức chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư chưa đạt được như mong muốn.

Một phần của tài liệu Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập WTO (Trang 26 - 29)

w