Phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và gia đình họ.

Một phần của tài liệu Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương (Trang 50 - 59)

II. Các giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với GĐTB huyện Thanh Hà.

3. Phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và gia đình họ.

đình họ.

Ban chỉ đạo huyện đã xây dựng triển khai những nội dung cơ bản như: Phát động quân và dân trong huyện hưởng ứng cuộc vận động đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa để tu sửa, xóa nhà tranh tre cho các đối tượng là TB. Giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn tổ chức vận động xây dựng giảm họ nghèo thuộc diện chính sách xã hội. Các ngành, các cấp có hoạt động thiết thực, gặp gỡ động viên, thăm hỏi các gia đình TB tiêu biểu. Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ đi thăm, tặng quà cho GĐTB một số xã có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp tục tuyên truyền về chính sách TB. Tập chung giải quyết những tồn tại về CSTB. Biểu dương gương tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác TB. Các cấp tổ chức mít tinh kỷ niệm, gặp mặt cá GĐTB tiêu biểu, động viên, khen thưởng, tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày 27/7.

Với những thành tích và cố gắng đã đạt được trong công tác chăm sóc TB huyện Thanh Hà đã thực hiên tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng làm giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, nâng cao mức sống củaTB . Nhưng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhằm thục hiện và quán triệt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra với việc nâng cao đời sống TB được tốt hơn. Vì vậy, tôi đưa ra một giải pháp sau:

Trước tiên, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chăm sóc TB, phát triển sâu rộng phong trào hoạt động tình nghĩa toàn dân dưới nhiều hình thức phong phú. Duy trì, phát triển mạnh việc xậy dựng quỹ: “Đền ơn đáp nghĩa ” ở địa phương để đối tượng được chăm sóc tốt hơn, tránh hộ gia đình chính sách tái nghèo, tạo điều kiện để họ phát triển sản xuất.

Thứ hai: Chính quyền địa phương nên có một quỹ hỗ trợ vay vốn đôi với nhóm CSXH với lãi suất thấp, thời gian được kéo dài và các thủ tục vay đơn giản, tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các GĐTB phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống. Cần có sự giúp đỡ đối với con cái các GĐTB trong việc đào tạo học nghề và tạo công ăn việc làm để phát huy được hết nguồn nhân lực lao động sẵn có, mang lại nhưng thu nhập, làm giảm bớt nhưng khó khăn và tạo cho họ có được một công việc ổn định và cần có chính sách nâng mức trợ cấp hơn nũa cho các hộ GĐTB để phù hợp với chính sách hiện nay.

Thứ ba: Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho TB học hỏi kinh nghiệm sản xuất để phát triển kinh tế gia đình để có cơ hội trao đổi kinh nghiêm sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống.

Thứ tư: Cần tạo điều kiện và thực hiện tốt hơn nữa trong việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ ưu đãi về nhà ở, y tế...Địa phương tổ chức chi trả trợ cấp đúng đối tượng, kịp thời, đầy đủ với các đối tượng được hưởng chế độ.

Thứ năm: Đảng và Nhà nước thường xuyên sửa đổi hoạch định các chính sách ưu đãi cho phù hợp với thực tiễn đời sống của TB, tích cực chăm lo hơn nữa tới TB không còn khả năng lao động, già yếu mà chỉ sống nhờ vào tiền phụ cấp.

Thứ sáu: Cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên ngành làm công tác TB ở các cấp,các ngành địa phương để họ làm tốt

công tác này, có hiệu quả hơn nữa.Khắc phục nhận thức và quan điểm không đúng, thái độ làm việc theo kiểu ban ơn, làm phúc, cửa quyền, hối lộ...

Và các đoàn thể, các tổ chức xã hội nhờ những phương tiện truyền thông để giáo dục nhân dân về truyền thống đạo lý:”Uống nước nhớ nguồn”, thực hiện phong trào”Đền ơn đáp nghĩa”, động viên các hộ chính sách khó khăn vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu:”Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Để thực hiện tốt công tác TB năm 2006 và những năm tiếp theo cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cần tập chung làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương chính sách quy định của Đảng và Nhà nước về những thành quả của công tác TB. Biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, những TB gương mẫu vượt khó vươn lên tạo dựng cuộc sống no, đủ, tốt đẹp hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm lo TB. Đặc biệt coi trọng động viên phát triển sâu rộng hoạt động tình nghĩa của toàn dân từ cơ sở thôn xóm, hộ dân cư với nhiều hình thức phong phú, thiết thực hiệu quả. Phát triển mạnh việc xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, sử dung quỹ đúng mục đích, có hiệu quả để việc xây dựng quỹ đó trở thành việc làm thường xuyên hàng năm của mỗi cấp chính quyền.

Cần coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Phát động rộng khắp phong trào thi đua để nhiều xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị làm tốt công tác TB. Đồng thời, thường xuyên chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp công ăn việc làm cho TB, tạo điều kiện cho các gia đình đối tượng chính sách tự vươn lên phát huy năng lực sở trường của mình, sản xuất kinh doanh các hoạt động xã hội khác vừa ích nước vừa lợi nhà.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương, tập chung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ ưu đãi người có công. Phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác xác nhận người có công trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến trước ngày 30/12/2002 trên cơ sở công khai, dân chủ, chống phiền hà, sách nhiễu, kiên quyết xử lí kịp thời những vụ việc sai phạm. Khẩn trương tiến hành việc tu sửa, nâng cấp xây dựng các công trình ghi công ở các xã, thị trấn và đài tưởng niệm của huyện. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi người có công, nghiên cứu xử lý những bất hợp lý trong quá trình thực hiện chính sách, đồng thời kịp phản ánh với Đảng, Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền những vấn đề phát sinh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện CSTB. Thực hiện đầy đủ pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Và các đoàn thể, các tổ chức xã hội nhờ những phương tiện truyền thông để giáo dục nhân dân về truyền thống đạo lý:”Uống nước nhớ nguồn”, thực hiện phong trào”Đền ơn đáp nghĩa”, động viên các hộ chính sách khó khăn vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu:”Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Công tác LĐ - TB &XH có phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cần: Hoàn thành việc xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ theo thông tư số 09 của Bộ LĐ - TB&XH làm các thủ tục hưởng chế độ kịp thời cho các đối tượng. Hoàn thành việc điều tra bổ xung người nhiễm chất độc hóa học theo quyết đinh 74/QĐ-TTg và công văn số 1748/CV – LBLĐ - TB&XH. Tiếp tục đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi cho các đối tượng có đủ căn cứ theo văn bản nhà nước quy định. Thanh toán trả chế độ cho các đối tượng kịp thời, đúng tiêu chuẩn quy định. Tiếp tục thẩm định chuyển tỉnh duyệt số hồ sơ ưu đãi kháng chiến đối với người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc được huân huy chương theo chính sách của Nhà nước. Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp

luật. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra CSXH, quản lý tài chính, cấp phát cho các đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng đầy đủ và kịp thời. Xây dựng huyện và xã điển hình, làm tốt công tác LĐTB, làm tốt công tác bảo trợ xã hội, chú ý tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kiểm tra rà soát lại các đối tượng đang hưởng trợ cấp 202 để các đối tượng trên được hưởng các chế độ đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Chú ý đến việc đào tạo nghề cho trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện cho trẻ em có việc làm, thu nhập sớm, hòa nhập với cộng đồng. Thường xuyên thăm hỏi động viên các GĐTB. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày TB với tinh thần tiết kiệm, trang trọng, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho cán bộ nhân dân trong toàn huyện với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Xây dựng chi bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh, đoàn kết thống nhất, không có cán bộ Đảng viên vi phạm khuyết điểm, thực hiện tốt quy chế hoạt động, quy chế dân chủ trong cơ quan, động viên cán bộ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã giao.

Tiếp tục tuyên truyền về chính sách TB. Tập chung giải quyết những tồn tại về CSTB. Biểu dương gương tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác TB. Các cấp tổ chức mít tinh kỷ niệm, gặp mặt các GĐTB tiêu biểu, tặng quà nhận dịp kỷ niệm ngày 27/7. Để thực hiện tốt công tác TB năm 2006 và những năm tiếp theo, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cần tập chung làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về những thành quả của công tác TB. Biểu dương, khen thưởng những tập thể cá nhân làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, những TB gương mẫu vượt khó vươn lên tạo dựng cuộc sống no đủ tốt đẹp hơn. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác TB. Đặc biệt coi trọng động viên phát triển sâu rộng phong trào hoạt động tình nghĩa của toàn dân, từ cơ sở thôn xóm, khu dân cư với những hình thức phong phú, thiết thực hiệu quả. Phát triển mạnh

việc “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, sử dụng quỹ đúng mục đích, hiệu quả để việc xây dựng quỹ trở thành việc làm thường xuyên hàng năm của mỗi cấp chính quyền. Cần coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phát động rộng khắp phong trào thi đua để nhiều xã, thị trấn, đơn vị , cơ quan làm tốt công tác TB. Đồng thời thường xuyên chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp công ăn việc làm cho TB, tạo điều kiện cho các gia đình đối tượng chính sách tự vươn lên phát huy năng lực sở trường của mình, sản xuất, kinh doanh các hoạt động xã hội khác vừa ích nước, vừa lợi nhà. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương tập chung lao động, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ ưu đãi người có công. Phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác xác nhận người có công trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến trước ngày 30/12/2002. Trên cơ sở công khai, dân chủ, chống phiền hà, sách nhiễu kiên quyết sử lý kịp thời những vụ việc sai phạm. Khẩn trương tiến hành việc tu sửa nâng cấp, xây dựng các công trình ghi công ở các xã, thị trấn và đài tưởng niệm của huyện. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi người có công, nghiên cứu xử lý những bất hợp lý trong quá trình thực hiện chính sách, đồng thời kịp phản ánh với Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền về những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện CSTB. Thực hiện đầy đủ các pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Để làm tốt những việc trên, cần tăng cường sự phối hợp, liên kết của các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều tầng lớp nhiều lực lượng cùng nhau thực hiện có hiệu qủa đối với công tác TB. bằng nhiều biện pháp thích hợp, duy trì sự phát triển phong trào quần chúng “Đền ơn đáp nghĩa”, khơi dậy sự sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân trong huyện trong việc chăm sóc người có công với cách mạng, việc chấp hành chính sách và làm tốt các mặt công tác ở địa phương, đơn vị. Giáo dục, động viên những người hưởng chính sách ưu đãi,

phát huy truyền thống cách mạng tốt đẹp của gia đình cách mạng gương mẫu, người công dân kiểu mẫu, phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn để tạo dựng đời sống tốt đẹp cho mình và góp phần xây dựng đất nước.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện nhà cùng với nhân dân cả nước đã trải qua 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại đầy hy sinh gian khổ để giành độc lập dân tộc. Chúng ta đã giữ vững và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”.Toàn Đảng, toàn dân trong huyện đồng tâm hiệp lực không ngừng phấn đấu phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của huyện, từng bước phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” .

KẾT LUẬN

Chuyên đề: “ Sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia

đình thương binh” là một việc làm hết sức cần thiết. Trước tiên về chế độ ưu đãi trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đã góp phần nâng cao mức sống của

TB, đời sống ngày càng được cải thiện. Đời sống tinh thần ngày càng phong phú và ổn định, mọi nhu cầu về hoạt động xã hội đều có sự quan tâm của toàn xã hội.

Chế độ ưu đãi về nhà ở thì Đảng bộ và Nhân dân huyện đã thực hiện một cách đồng bộ và phát triển sâu rộng như: Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất căn cứ vào mức độ thương tật của TB mua nhà của Nhà nước là hợp lý hay phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà…. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ ưu đãi này còn ít được phổ biến trong toàn huyện vì kinh phí còn có hạn.

Chế độ ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khoẻ thì việc cấp sổ BHYT

miễn phí khám chữa bệnh định kỳ, miễn phí …có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của họ. Do điều kiện còn nhiều hạn chế nên việc chăm sóc sức khoẻ cho GĐTB chưa được chu đáo và phát triển sâu rộng.

Chính sách ưu đãi về giáo dục: Chế độ miễn giảm học phí và xây

dựng trường lớp cho con em TB là việc làm hợp lý. Nó không những tạo điều kiện thuận lợi cho GĐTB cho con em tham gia học tập mà khuyến

khích, động viên các em. Con TB hạng 1, hạng 2 còn được trợ cấp 1 lần khi theo học tại các trường. Còn con em TB hạng 3, hạng 4 chỉ được giảm 50% học phí và xây dựng trường lớp. Ngoài ra không được hưởng cấp 1 khoản trợ cấp nào khác là một thiệt thòi.

Và chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp có tác

dụng giảm bớt những khó khăn trong đời sống của GĐTB . TB hạng 1, hạng 2 được miễn giảm 100%, TB hạng 3, hạng 4 giảm 50%. Đây thể hiện sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân đối với gia đình chính sách nói chung và cũng là sự quan tâm của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hà đối với các GĐTB nói riêng để tạo cho họ có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.

Với mục tiêu tạo cho TB có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở địa phương, đầy đủ về vật chất, ổn định về tinh thần của Đảng và Nhà nước đã dần trở thành hiện thực. Những CSXH đã tác động tích cực đến đời sống của TB. Để nâng cao hơn nưa đời sống của họ cần có sự phối hợp, liên kết của các ban ngành, đoàn thể. Như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều tầng lớp lực lượng cùng nhau thực hiện công tác chăm sóc TB.

Một phần của tài liệu Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w