Tăng cường kinh phí xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người có công và con em họ.

Một phần của tài liệu Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương (Trang 46 - 50)

II. Các giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với GĐTB huyện Thanh Hà.

2. Tăng cường kinh phí xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người có công và con em họ.

công và con em họ.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đó là mục tiêu, khát vọng của toàn Đảng, toàn dân vừa tạo điều kiện thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc TB. Theo điều 3 Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của CP thì hàng năm, ngoài phần ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Nhà nước cần dành một kinh phí trong quỹ quốc gia về giải

quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo …để người có công với cách mạng vay, tạo việc làm, ổn định đời sống. Giải quyết việc làm là một nội dung cơ bản của chính sách đối với người có công và gia đình họ bởi cả cuộc đời những con người ấy đã gắn bó với công cuộc giải phóng và bảo vệ tổ quốc khi trở về họ lại gặp nhiều khó khăn như tình trạng sức khỏe yếu kém, thiếu thốn sản xuất làm ăn…Vì vậy, pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã chú ý tới vấn đề xắp xếp việc làm tăng thu nhập gia đình họ, tạo điều kiện để người có công phát huy năng lực sở trường của mình làm giàu cho GĐ & XH, góp phần làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng vì trong môi trường làm việc họ vẫn thấy mình có đóng góp có ý nghia đối với xã hội. Chính sách cho TB vay vốn làm kinh tế cũng rất quan trọng đối với các hộ gia đình này bởi vì đa số các GĐTB đều mất đi những lao động chủ chốt hoặc do những thương tật, bệnh tật, do thiếu vốn và những và những hiểu biết cần thiết để làm ăn trong cơ chế mới, vì thế trong làm kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách vay vốn giúp gia đình chính sách làm kinh tế nhưng chưa nhiều mới chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu này. Ngoài ra, còn thực hiện chính sách 5 chương trình chăm sóc TB như: Xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc TB và ổn định đời sống TB nặng tại nhà.

Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước việc toàn dân tham gia chăm sóc TB đã trở thành phong trào rộng khắp, đạt được những thành công vô cùng to lớn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần đối với TB. Đây không chỉ là vấn đề tình cảm mà còn là trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với những người có nhiều cống hiến cho cách mạng, giành độc lập tự do cho Tổ Quốc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân huyện Thanh Hà đã ra sức ngày đêm lao động sản xuất, chiến đấu,

phục vụ chiến đấu, góp phần cùng cả nước đấu tranh giành độc lập thống nhất nước nhà. Con em Thanh Hà chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mọi miền của Tổ quốc đã tỏ rõ truyền thống khí phách của người Thanh Hà xứ đông-lập công xuất sắc. Hàng ngàn đồng chí được Đảng, Nhà nước khen thưởng các hình thức, huân chương chiến sỹ, huân chương chiến thắng, huân chương chiến sỹ vẻ vang…Nhiều đồng chí là con em Thanh Hà đã công tác trong quân đội tiến bộ trở thành cán bộ cao cấp giữ một số trọng trách lớn do Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho. Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Hà đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: “huyện anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đất nước thống nhất quân và dân Thanh Hà có quyền tự hào về quê hương mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đóng góp đáng kể sức người, sức của vào cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ, vô cùng ác liệt của dân tộc. Những hy sinh và tổn thất xương máu của con em Thanh Hà đã đóng góp cho nền độc lập thống nhất đất nước là to lớn. Với 1.211 TB thì có 56 đồng chí TB mất sức 81% trở lên.

Ngày nay, các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công đã thành một hệ thống văn bản tương đối chặt chẽ đã thực hiện với một lực lượng đông đảo các đối tượng. Những quy định này dần được Luật hóa, với mục đích trú trọng chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng có công với cách mạng. Pháp luật ưu đãi người có công đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện.

Phát huy truyền thống của quê hương Thanh Hà, anh dũng chiến đấu, cần cù thông minh, sáng tạo lao động sản xuất với đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống nhất mực thủy chung. Cán bộ và nhân dân Thanh Hà đã nhận thức và thực hiện tốt phong trào TB. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội đã căn cứ vào nội dung trong pháp lệnh và Nghị định 176/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của CP và các văn bản Thông tư hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH. Làm tốt công tác giải thích tuyên truyền,

học tập, quán triệt rỗng rãi từ trong Đảng tới quần chúng nhân dân. Các cấp đã thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng để xét với yêu cầu chính xác kịp thời và khách quan. Việc giải quyết những tồn tại người có công theo thông tư của Bộ LĐ - TB & XH Ban chỉ đạo từ huyện tới các xã đã và đang tiếp tục làm một cách chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng. Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên nghe báo cáo của cơ quan chuyên môn về công tác TB kịp thời có ý kiến chỉ đạo và chỉ thị cho các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt, đầy đủ công tác TB. Lãnh đạo huyện thường xuyên giành thời gian để thăm tặng quà một số đối tượng TB tiêu biểu có hoàn cảnh khó khăn. Các chính sách ưu đãi của TB dần đã đi vào thực hiện có nề nếp. Thường xuyên chăm lo đến đời sống của gia đình chính sách nghèo. Tạo công ăn việc làm cho TB, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội góp phần ổn định kinh tế xã hội ở từng địa phương. Công tác TB đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện nhà thực hiện tốt. Đặc biệt là sau 5 năm thực hiện pháp lệnh ưu đãi đối với TB đã nổi lên nhiều đơn vị tập thể, ngành, cơ quan đơn vị, chính quyền địa phương, nhiều cá nhân thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Điển hình là Đảng ủy, chính quyền xã Tân Việt làm tốt công tác TB. chú ý chăm lo giải quyết công ăn việc làm nhân dân trong đó có GĐTB. Nhiều hộ chính sách có đời sống kinh tế khá, các mặt hoạt động của địa phương có nhiều tiến bộ. Đảng, chính quyền xã An Lương, xã Hồng Lạc là 2 địa phương điển hình trong việc thực hiện xét duyệt các chế độ đối với người có công đảm bảo chính xác, kịp thời đúng quy định nhà nước. Xã Vĩnh Lập là một xã không thuộc trung tâm huyện, đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng đã biết tổ chức vận động, động viên nhân dân hàng năm xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tu sửa, xóa nhà tranh tre cho các đối tượng la TB. Các xã như: T.T. Thanh Hà, Thanh Thủy, Phượng Hoàng, Quyết Thắng, Cẩm Chế…đã có nhiều cố gắng, hàng năm trích một phần kinh phí của tập thể để tu sửa, xây dựng thể

hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Các cơ quan như: Phòng LĐ - TB & XH, phòng GDĐT, hội cựu chiến binh…đã kịp thời tam mưu cho huyện ủy – HĐND – UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiên tốt công tác TB. Nhiều GĐTB làm kinh tế giỏi, chấp hành tốt đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết tự thân phấn đấu vươn lên làm giàu cho gia đình, tạo dựng được cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần, không ỷ lại, trông chờ vào nhà nước.

Một phần của tài liệu Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w