Phân tích thực trạng tác động của chính sách xã hội đối với việc giáo dục con cái trong gia đình thương binh huyện Thanh Hà.

Một phần của tài liệu Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương (Trang 34 - 37)

giáo dục con cái trong gia đình thương binh huyện Thanh Hà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Để thu được kết quả như mong đợi thì ta phải có sự đầu tư cho giáo dục và người ta thương nói: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất”. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta rất coi trọng vấn đề giáo dục nhất là giáo dục về đức và tài, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ich cho gia đình cũng như toàn xã hội.

Hiện nay, trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường, tuy nhiên cũng còn có nhiều gia đình gặp không ít khó khăn không có điều kiện cho con em đến trường, trong số đó cũng có con em của một số GĐTB. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan tâm đặc biệt tới

con em các hộ gia đình này để các con em được đi học. Việc chăm sóc giáo dục con em TB vừa thể hiện trách nhiệm và dó cũng là lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến hy sinh cho sự nghiệp của đất nước. Những năm qua toàn huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi giáo dục cho con em TB như: cấp giấy chứng nhận cho học sinh phổ thông để được ưu tiên trong xét tuyển và cũng như việc miễn giảm cho các em, huyện cũng làm hoàn chỉnh những hồ sơ về ưu đãi giáo dục, chi trả trợ cấp giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong gia đình các em để các em cũng có thể tiếp tục học tiếp. Ngoài ra, chính quyền huyện cũng như địa phương đã quan tâm kịp thời tới việc giáo dục này, đã thành lập được nhiều quỹ khuyến học, khuyến khích động viên cho các em thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học. Hàng năm đến dịp tổng kết năm học chính quyền địa phương lại tổ chức họp mặt các học sinh, sinh viên là con em TB để động viên, biểu dương, khích lệ, tặng quà tinh thần học tập của các em. ( Cấp xã có quỹ hỗ trợ cho các em là học sinh nghèo vựơt khó để các em tích cực hơn nữa). Với những chính sách ưu đãi, khuyến khích về giáo dục như thế thì đã mang lại điều đáng mừng là năm học 2006 vừa qua 100% con em thương binh đều được phổ cập giáo dục tiểu học. Qua khảo sát 50 hộ ở huyện Thanh Hà về mức dộ ưu đãi mà con cái họ được hưởng trong việc học hành.

Bảng 2.13. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học

Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%) Cộng điểm thi 12 24 Miễn học phí 9 18 Giảm học phí 24 48 Hỗ trợ khác 5 10 Tổng 40 100

Từ số liệu trên ta thấy tất cả con em TB của các hộ được điều tra đều được hưởng những khoản ưu đãi về giáo dục nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Số hộ gia đình có con được giảm học phí là 24 hộ chiếm 48%, 9 hộ có con được miễn học phí, số con em TB được cộng điểm thi là 12 hộ, ngoài ra còn có 5 hộ có con được nhận sự ưu đãi khác về giáo dục.

Trong các năm học vừa qua, toàn huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt chính sách ưu đãi giáo dục cho con em TB như việc cấp giấy chứng nhận con TB cho học sinh phổ thông để được ưu tiên trong xét tuyển và cũng như việc miễn giảm học phí cho các em, huyện cũng làm hoàn chỉnh những hồ sơ về ưu đãi giáo dục, chi trả trợ cấp giáo dục hàng tháng đúng theo quy định của nhà nước tạo điều kiện để giảm bớt những khó khăn trong giáo dục các em để các em có thể tiếp tục học ở các cấp cao hơn. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng như địa phương xóm, xã cũng quan tâm kịp thời tới việc giáo dục này, đã thành lập được nhiều quỹ khuyến học, khuyến khích động viên cho các em thi vào các trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp. Hàng năm đến dịp tổng kết năm học chính quyền xã lại tổ chức gặp mặt các học sinh, sinh viên là con em của TB để động viên, biểu dương, tặng quà khích lệ tinh thần học tập của các em ở cấp xã còn có quỹ hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó để các em tích cực học tập hơn nữa. Với những chính sách ưu đãi, khuyến khích về giáo dục như thế thì đã mang lại điều đáng mừng là năm học 2005 – 2006 vừa qua 100% con em TB đều được phổ cập giáo dục. (Theo báo cáo của phòng NV – LĐTB &XH huyện). ở huyện Thanh Hà vấn đề giáo dục đối với con em TB cũng đã thu được bước đầu những kết quả đáng mừng. Qua khảo sát 50 hộ ở huyện Thanh Hà về mức dộ ưu đãi mà con cái họ được hưởng trong việc học hành. GĐTB thì 100% con em của các gia đình này đều đã tốt nghiệp PTCS . Số em theo học ở trường Đại học là 11 em, số em học Cao đẳng là 21 em, số em học ở các trường THCN là 35 em đây là một con số chưa

nhiều nhưng cũng đáng hoan nghênh. Và còn một số em đang học ở các lớp ĐTDN để tạo cho mình một công việc ổn định và có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mặt khác, nhiều gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, con cái học tập tốt nhưng lại không có điều kiện để học mà các em đó phải nghỉ học ở nhà để ở nhà giúp đỡ gia đình, đây cũng là một thiệt thòi lớn với các em. Những khó khăn của gia đình này cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, tạo điều kiện, động viên để con cái họ được đi học tiếp.

Nói chung, chính sách ưu đãi giáo dục không những tạo điều kiện cho con em TB có cơ hội học cao hơn mà còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần rất lớn trong việc khích lệ, động viên ý thức tự giác chăm chỉ học hành nâng cao kiến thức. Những chính sách này không chỉ giúp các em mà nó còn là động lực rất lớn cho bản thân TB. Chính sách ưu đãi giáo dục và đào tạo giáo dục đối với con em TB đã thể hiện được sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đãi ngộ này góp phần khắc phục những khó khăn và nâng cao mức sống của GĐTB . Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa cho phù hợp với điều kiện như bây giờ, phù hợp với con em TB, như con thương binh hạng 3, hạng 4 không được khoản trợ cấp nào khác ngoài việc giảm mức học phí, đây là một thiệt thòi rất lớn. Cần bổ sung những chính sách cụ thể, thiết thực hơn nữa để đảm bảo cuộc sống: “ Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”

Một phần của tài liệu Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w