3.1 Kết quả đạt được
Nhìn chung, việc sử dụng nguyên vật liệu công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong công tác thực hiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, công ty đã thực hiện tốt và tiết kiệm đáng kể lượng nguyên vật liệu tiêu hao, nâng cao hệ số sử dụng nguyên vật liệu góp phần giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trong
giá thành sản phẩm. Công ty cũng đã có nhiều biện pháp để giảm bớt phế liệu, phế phẩm, triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm như: cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ lao động, thực hiện chế độ thưởng phạt, gắn trách nhiệm với quyền lợi khuyến khích người lao động tham gia vào việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Công ty đã có nhiều hình thức để phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thu mua nguyên vật liệu, quản lý kho, cấp phát và thanh quyết toán nguyên vật liệu.
3.2. Những hạn chế trong việc sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty
Trong thời gian qua, việc sử dụng nguyên vật liệu ở công ty đã bộc lộ những hạn chế.
+ Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu thiếu chính xác, không sát với thực tế.
+ Công tác thiết kế sản phẩm còn yếu kém, sản phẩm thiết kế thường thô kệch, khối lượng lớn thường gây lãng phí nguyên vật liệu.
+ Công nghệ sản xuất sản phẩm thiếu đồng bộ, ở một số khâu còn lạc hậu như tạo khuôn, trộn bê tông.
+ Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, công nhân để lãng phí nhiều nguyên vật liệu, tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu hồi và tái sử dụng không cao.
+ Công tác thu mua nguyên vật liệu cũng còn hạn chế. Nguyên vật liệu thu mua đôi khi chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa đủ số lượng và chưa đúng tiến độ. Đó là do công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu còn yếu kém.
+ Công tác quản lý kho, thanh quyết toán nguyên vật liệu cũng còn nhiều bất cập, sổ sách đôi khi không rõ ràng, thanh quyết toán nguyên vật liệu chậm.
3.3 Nguyên nhân.
- Thứ nhất: Do sự yếu kém trong công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, không sửa đổi kịp thời khi có sự biến động tình hình thực tế của công ty cũng như tình hình chung của ngành vật liệu xây dựng nên mức trở nên lạc hậu không sát với thực tế.
- Thứ hai: Do công tác thiết kế sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường về sản phẩm nhỏ, gọn, đẹp mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Sản phẩm của công ty thường có khối lượng lớn nên tiêu hao nguyên vật liệu lớn.
- Thứ ba: Do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chi phí cao, các dây chuyền do Liên Xô đầu tư tiêu tốn nguyên, nhiên vật liệu mà năng suất chất lượng kém dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
- Thứ tư: Do yếu kém trong các khâu sản xuất, việc gắn kết giữa các khâu còn chưa chặt chẽ đồng bộ, có khâu dùng máy móc, còn có khâu lại chủ yếu là lao động thủ công dẫn đến tình trạng mất cân đối và kém hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu.
- Thứ năm: Do công ty chưa thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động. Trình độ quản lý vật tư còn thấp, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty.
Thực tế đòi hỏi công ty phải tìm hiểu rõ nguyên nhân đồng thời có những giải pháp thiết thực để nâng cao tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH HỒNG NHÂN I. Định hướng phát triển chung cho công ty
1. Định hướng chung
Mục tiêu
Để theo kịp với đà phát triển chung của nền kinh tế, cũng như xu hướng phát triển của ngành xây dựng, công ty đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới với mục tiêu là nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, giảm bớt các khoản phải thu, phải trả nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Cụ thể trong giai đoạn 2005 – 2010 công ty dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% - 12% so với năm trước, lợi nhuận tăng 10% – 15% mỗi năm.
Năm 2008 là năm thứ 2 của giai đoạn 5 năm 2005 – 2010. đây là năm có ý nghĩa chiến lược trong việc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm, cũng như tạo ra động lực và dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội.
Chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của công ty năm 2008 như sau: Doanh thu: dự kiến doanh thu đạt 10 tỷ đồng
Lợi nhuận: dự kiến lợi nhuận đạt 1 tỷ đồng
Nộp ngân sách: dự kiến nộp ngân sách 500 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 1,5triệu/người/tháng.
Các năm tiếp theo (2008 – 2010) công ty tiếp tục khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển bền vững.
Định hướng:
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là:
- Về thị trường: công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và tham gia đấu thầu các công trình và hạng mục công trình của mọi thành phần đầu tư, tập trung khai thác những thị trường hiện tại như Hà Nội, Hưng Yên… tiếp cận những thị trường tiềm năng như Hải Phòng, Hoà bình…
- Về sản xuất: cơ cấu sản xuất xây lắp chiếm 80% giá trị sản xuất kinh doanh, trong đó xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng chiếm 70% giá trị xây lắp, xây dựng các công trình giao thông, cấp thoát nước, trạm biến áp chiếm 20% giá trị xây lắp.
- Về nguồn nhân lực: công ty tiến hành đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi khắc khe của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng công trình. thêm vào đó công ty chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp sự năng nổ, nhiệt tình sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm của các thế hệ đi trước nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển bền vững của công ty.
- Về quản lý các nguồn lực tài chính: với phương châm đáp ứng đủ cho nhu cầu, tự chủ cao trong quản lý, tiết kiệm trong sử dụng, góp phần sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của công ty.
Ngoài ra công ty cũng đang nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực kinh doanh nhà ở chung cư cao tầng một lĩnh vực mới mẻ đầy hứa hẹn.
2. Định hướng cho công tác quản lý nguyên vật liệu
Cơ cấu tổ chức quản lý nguyên vật liệu
Mọi công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty TNHH Xây Dựng Công Trình Hồng Nhân đều thuộc phòng vật tư của công ty đảm nhiệm trong mối liêu hệ mật thiết với các phòng ban chức năng như : phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch kỹ thuật…
Phòng vật tư của công ty có nhiệm vụ và trách nhiệm như sau :
- Trưởng phòng : chịu trách nhiệm trước phó giám đốc về mọi hoạt động của phòng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ mà lãnh đạo công ty giao
- Phó phòng : Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng, ngoài ra còn có nhiệm vụ phân công công tác cho các thành viên của phòng
Với bộ phận cung ứng vật tư :
- Cung ứng vật tư chính có nhiệm vụ cung ứng vật tư cho công ty đảm bảo sản xuất. Tham mưu cho giám đốc về ký kết các hợp đồng mua sắm vật tư đúng thủ tục, điều khoản, hạng mục trong hợp đồng kinh tế. Hợp đồng mua bán phải rõ ràng, từng loại giá cả vật tư cần mua, thực hiện đầy đủ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của nhà nước.
- Thủ kho chính có nhiệm vụ xuất nhập kho tất cả các loại vật tư thiết bị của công ty theo đúng nguyên tắc, quy định của công ty và pháp luật
Nhập kho những dụng cụ, thiết bị, phụ tùng và các vật thiết rẻ tiền mau hỏng, phải trực tiếp nhập hay xuất theo những yêu cầu của đơn vị xin cấp
Xuất kho phải có phiếu mới được cấp, tránh tình trạng xuất kho không có hóa đơn
Cùng kế toán đối chiếu các số liệu xuất nhập cập nhật sổ sách vào kho kịp thời chính xác. Thường xuyên nắm được số lượng vật tư hiện có trong kho.
Quản lý kho tàng, vật tư thiết bị tránh mất mát hư hỏng, bên cạnh đó làm một số công việc khi công ty giao nhiệm vụ
- Phục vụ kho có trách nhiêm giúp thủ kho chính xuất nhập vật tư khi thủ kho chính phải đảm bảo đúng thủ tục xuất nhập như thủ kho chính. Kiểm tra bảo quản kho tàng trong và ngoài kho phải gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp. Ngoài ra làm các công việc khác như phòng và ban lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ.
Công tác tiếp nhận Nguyên vật liệu
Tiếp nhận là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển với bộ phận quản lý Nguyên vật liệu trong nội bộ công ty. Việc vận chuyển Nguyên vật liệu của phân xưởng luôn được tiến hành kịp thời bằng đội xe của công ty cũng như xe của phía đối tác mà doanh nghiệp đã ký hợp đồng vận chuyển.
Trong công tác tiếp nhận thủ kho luôn tuân theo những quy định về xuất nhập kho của công ty và nhà nước.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu xin cấp vật tư cả các đơn vị, thủ kho nhập kho Nguyên vật liệu theo đúng, đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, phải có hóa đơn mua hàng theo đúng quy định của nhà nước.
Phụ tùng, thiết bị của công ty khi nhập phải được nghiệm thu, sau khi nhập thủ kho vào thẻ kho để theo dõi theo từng loại vật tư.
Nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng của công ty rất đa dạng bao gồm các loại xi măng, sắt thép. Vì vậy để đảm bào cho công tác bảo quản Nguyên vật liệu được thuận lợi công ty cần áp dụng hệ thống kho hàng như sau :
- Kho Nguyên vật liệu : kho tổng hợp, cung cấp toàn bộ NVL cho các phân xưởng sản xuất trong đó có 2/3 kho chứa xi măng và còn lại là sắt thép. Vì thế cần phải được 1 thủ kho và 3 phụ trách kho quản lý.
Thủ kho có trách nhiệm theo dõi việc nhập xuất Nguyên vật liệu trên sổ sách và cùng với các phụ trách xuất nhập vật tư khi có yêu cầu.
- Kho thiết bị là kho chứa toàn bộ phụ tùng dùng cho sản xuất của công ty. Kho này cũng cần 4 thành viên đảm nhận.
- Tất cả hệ thống kho cần đảm bảo được các yếu tố an toàn, đúng và đủ, chính xác trên mặt sổ sách. Vì vậy cần giao phó trách nhiệm cho người có trách nhiệm và có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Công tác cấp phát Nguyên vật liệu
Cấp phát là bộ phận trong cả quá trình sản xuất và xây dựng các công trình, đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng. Việc quản lý và thực hiện đúng đắn chế độ cấp phát có nghĩa vụ to lớn đối với việc quản lý Nguyên vật liệu được nhanh chóng, giảm lượng giấy tờ không cần thiết, sử dụng nguyên vật liệu được thuận lợi và tiết kiệm.
Chuyển đổi hình thức sử dụng hiện tại sang hình thức cấp phát theo yêu cầu của bộ phận thiết kế và thi công công trình. Theo hướng này thì đội xây dựng và bộ phận sản xuất gửi yêu cầu về số lượng vật tư lên phòng vật tư, đối chiếu yêu cầu đó và lượng vật tư trong kho dựa trên định mức và nhiệm vụ được giao, phòng vật tư lập phiếu cấp phát cho các bộ phận sản xuất lên kho lĩnh nguyên vật liệu.
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu 1. Sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu. 1. Sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.
Để có thể khai thác triệt để khả năng sử dụng hợp lý, tiêt kiệm nguyên vật liệu thì chúng ta phải dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu để đề ra được các biện pháp cụ thể với doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Tăng cường công tác quản lý nhằm xóa bỏ hao hụt mất mát.
Khi trong công ty có hao hụt mất mát nguyên vật liệu cần phải điều tra xem xét rõ nguyên nhân phát sinh. Nếu hao hụt mất mát là do nguyên nhân khách quan như thời tiết, máy móc thiết bị… thì cần phải nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục. Nếu là do nguyên nhân chủ quan thì doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng chế độ động viên khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân hay đơn vị có thành tích, kỉ luật tốt. Xử lý nghiêm minh với người vô trách nhiệm hoặc có hành vi gian lận bằng biện pháp hành chính
- Tăng tốc độ luân chuyển nguyên vật liệu
Muốn sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu chúng ta cần quan tâm đến việc luân chuyển nguyên vật liệu ở 2 khâu dự trữ và sản xuất. Để thực hiện tốt việc luân chuyển nguyên vật liệu cán bộ quản lý nguyên vật liệu cần chú ý đến việc tính toán đến các định mức sản xuất, mức dự trữ, chú trọng đến việc nâng cao năng suất lao động để có thể đẩy mạnh tốc độ luân chuyển nguyên vật liệu hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn.
- Giảm bớt phế phẩm phế liệu, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Muốn vậy thì doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị , coi trọng việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và phế phẩm
Áp dụng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu tránh lãng phí nguyên vật liệu …
Ngoài ra cần phải đặc biệt coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ.
2. Tổ chức thu hồi phế phẩm phế liệu
Việc tận dụng thu hồi phế liệu phế phẩm thể hiện việc quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong quản lý kinh tế. Đây chẳng những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp vì việc tận dụng số phế liệu phế phẩm hiệu quả cao hơn từ các nguyên vật liệu từ khai thác chế biến.
Xóa bỏ mọi hao hụt mất mát hư hỏng nguyên vật liệu do nguyên nhân chủ quan gây ra. Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua , vận chuyển, kiểm nghiệm bảo quản nguyên vật liệu trong kho. Áp dụng chế độ xử phạt nghiêm các hành vi lấy cắp và sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, kiểm tra theo dõi sát sao việc sử dụng nguyên vật liệu.
3. Hoàn thiện hệ thống định mức:
Định mức ở công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân có hai loại là định mức tiêu dùng cho một kg sản phẩm và định mức tiêu dùng cho một