Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng đạt 61,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2002- mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Năm 2002, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 55,1 tỷ USD cho thuỷ sản, trong đó 38,4 tỷ USD tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỷ USD tại các cơ sở bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) năm 2002 đạt 283,1 triệu USD. Theo Cục nghề cá biển Hoa Kỳ, năm 2003 người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 42 tỷ USD cho thuỷ sản tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 18,9 tỷ USD tại các cửa hàng bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD.
2.2.2. Môi trường luật pháp
1.2.2.1. Hàng rào thuế quan
Các luật thuế
Luật thuế 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu
vào Mỹ, chống việc nhập khẩu hàng giả. Hiện nay những điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực tuy nhiên mức thuế suất đã giảm đi nhiều.
Luật thương mại năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động
buôn bán, cho phép việc đền bù cho các ngành công nghiệp của Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng hoá nhập khẩu.
Hiệp định Thương mại năm 1979: bao gồm các điều khoản về sự bảo
trợ của Chính phủ về các hàng rào kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế.
Luật tổng hợp thương mại và cạnh tranh năm 1988: Luật này uỷ nhiệm
tổng thống Mỹ tham gia vòng đàm phán Urugoay, đồng thời thiết lập thủ tục đặc biệt cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quyết định không chịu mở cửa cho hàng hoá của Mỹ thâm nhập thị trường và vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Quy định mới của Mỹ về việc đặt cọc tiền thuế đối với hàng nhập khẩu
bị đánh thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu sang thị trường này: Theo quy định mới, khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán phá giá tính trên tổng lượng hàng hoá mà một công ty nhập khẩu (từ nước bị áp thuế chống bán phá giá) trong vòng 12 tháng.
Luật đền bù phá giá và trợ giá tiếp diễn năm 2000: Luật này cho phép
trực tiếp rót các khoản tiền thu được từ việc áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ giá cho các công ty Mỹ đã tham gia khởi kiện bán phá giá để đòi phải áp đặt các loại thuế này.
Mức thuế
Mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có
phạm vi từ dưới 1% đến gần 40% trong đó hầu hết các mặt hàng đều chịu thuế từ 4% đến 7%.
Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với những
nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký hiệp định thương mai song phương với Mỹ như Lào, Cuba, Triều Tiên. Mức thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110% vao hơn nhiều so với mức thuế MFN.
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences- GSP). Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Mỹ
cho hưởng GSP nên được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ.
Các ưu đãi thuế quan khác: Mỹ còn dành ưu đãi thuế quan cho những
hàng hoá nhập khẩu thuộc diện hưởng lợi của Luật thương mại các sản phẩm Ô tô, máy bay dân dụng, sản phẩm Dược...
1.2.2.2. Hàng rào phi thuế quan
Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo luật tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài đều chịu sự điều tiết của các luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm-Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng và một số phần của luật về Dịch vụ y tế. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang thì mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật và các quy định riêng.
Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn ...như các sản phẩm nội địa. Riêng với các sản phẩm thuỷ sản, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho các sản phẩm của mình.
HACCP là một tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo cách tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực
phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. US FDA là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tiêu chuẩn HACCP.
Các quy định về kiểm dịch: bao gồm các quy định về chất phụ gia, chất kháng sinh và phẩm mầu thực phẩm.
Quy định về nhãn mác
Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép một nhãn hiệu đã đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.
Kể từ ngày 1/1/2006, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có protein trong cá và thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA)
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Thị trường Mỹ thường yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này thực hiện một số tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, trong đó quan trọng nhất là tiêu chuẩn SA800. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trên quy mô toàn cầu.
Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Mỹ đưa ra một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với những nước xuất khẩu vào thị trường này.
Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị tiệt chủng: theo
Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét
Gần đây Mỹ cũng đã cấm nhập khẩu tôm tự nhiên.
. Quy định liên quan đến bình đẳng thương mại
- Luật chống bán phá giá
Luật này quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia hay một doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống bán phá giá còn cho phép các doanh nghiệp của Mỹ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba.
Luật thuế chống bán phá giá được sử dụng rộng rãi hơn Luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng hoá khi nó được xác định là hàng nước ngoài đã hoặc sẽ bán phá giá vào thị trường Mỹ với giá “ thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn giá bán của hàng hoá đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế thích hợp.
- Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá
- Chống cạnh tranh không bình đẳng
2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty vào thị trường Mỹ
2.3.1.Tình hình xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam vẫn xuất sang Hoa Kỳ thông qua nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba mà chủ yếu là Xingapo và Hồng Kông. Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tháng 7 năm 1994 lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cafatex xuất khẩu cập cảng
tiểu bang Florida, mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa hai nước. Năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệ và quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập. Kể từ đó Việt Nam và Hoa Kỳ đã hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, cả về quản lý, khoa học công nghệ và thương mại. Bộ Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thường xuyên có liên hệ, trao đổi với Cục nghề cá biển Hoa Kỳ (MNFS), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Phía Hoa Kỳ đã cử nhiều đoàn đại biểu sang làm việc với Việt Nam và toạ đàm về áp dụng HACCP đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu. Năm 1998, hai nước đã ký biên bản thoả thuận hợp tác giữa nghề cá hai nước và kể từ đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng đáng kể.
Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.